Dấu hiệu nhận biết cận thị nhẹ ở trẻ em và người lớn

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến làm cho tầm nhìn của người bệnh bị kém và gặp nhiều khó khăn trong việc nhìn và quan sát các vật ở xa. Nếu không nhận biết và chăm sóc đúng cách, độ cận sẽ tăng lên nhanh chóng và làm giới hạn tầm nhìn. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu của cận thị nhẹ từ sớm là điều cần thiết để kiểm soát và hạn chế tăng độ quá nhanh. Vậy làm cách nào để nhận biết dấu hiệu của cận thị nhẹ? Cùng Mediphar USA tìm hiểu chi tiết các dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng ngừa cận thị ở trẻ em và người lớn trong bài viết sau.

Cận thị là gì?

Cận thị trong tiếng anh là Myopia, là tật khúc xạ phổ biến mà trong đó các vật thể ở gần trông rõ nhưng các vật thể ở xa thì mờ. Cận thị xảy ra khi hình dạng của mắt hoặc hình dạng của một số bộ phận nhất định của mắt  khiến các tia sáng bị bẻ cong hoặc khúc xạ. Các tia sáng lẽ ra phải hội tụ trên các mô thần kinh ở phía sau mắt ( được gọi là võng mạc) lại hội tụ ở phía trước võng mạc.

Cận thị là gì
Cận thị là tật khúc xạ mắt phổ biến làm cho người bệnh không thể nhìn rõ các vật ở xa

Các dấu hiệu của cận thị nhẹ

Người bị cận thị nhẹ thường có các dấu hiệu sau:

Mắt mờ khi nhìn xa

Dấu hiệu đầu tiên mà người bị cận thị nhẹ nhận thấy là khả năng nhìn rõ các vật ở gần vẫn tốt. Ví dụ như đọc sách hay sử dụng điện thoại, nhưng khi nhìn ra xa, các chi tiết bắt đầu trở nên nhòe hoặc không sắc nét. 

Mức độ mờ này ở giai đoạn nhẹ có thể không quá rõ ràng, khiến bạn vẫn nhận ra hình dáng tổng quát của vật thể nhưng khó khăn trong việc phân biệt các chi tiết nhỏ như chữ viết trên biển báo từ xa hoặc khuôn mặt người quen khi họ đứng cách bạn một khoảng cách nhất định. 

Dụi mắt thường xuyên

Dụi mắt thường xuyên là một trong những dấu hiệu của cận thị nhẹ ở trẻ em. Khi trẻ bị cận thị, chúng sẽ cố gắng điều tiết và tập trung hơn để nhìn rõ các vật ở xa, dẫn đến tình trạng mỏi mắt và căng mắt. Dụi mắt có thể là một phản xạ tự nhiên để giảm bớt cảm giác khó chịu, mệt mỏi này hoặc như một nỗ lực vô thức để “làm mới” tầm nhìn.

Hay nheo mắt để nhìn rõ hơn

Khi bạn cảm thấy hình ảnh ở xa không được rõ nét như mong muốn, một phản xạ tự nhiên và thường vô thức là nheo mắt hoặc khép hờ mí mắt. Hành động này tạo ra một khe hở nhỏ hơn để ánh sáng đi vào mắt, tương tự như việc điều chỉnh khẩu độ của máy ảnh. Việc thu hẹp khe hở đồng tử giúp giảm lượng ánh sáng tán xạ và tạm thời tăng độ sắc nét của hình ảnh trên võng mạc, cho phép bạn nhìn rõ hơn một chút.

Dấu hiệu của cận thị nhẹ
Người bị cận thị nhẹ thường có xu hướng nheo mắt để nhìn rõ hơn

Nhức đầu

Tình trạng đau đầu liên quan đến cận thị nhẹ thường xuất phát từ sự căng thẳng của các cơ mắt khi chúng phải làm việc quá sức để cố gắng điều tiết và nhìn rõ các vật ở xa. Sự căng thẳng này có thể lan ra các vùng xung quanh mắt, gây ra nhức đầu, thường tập trung ở vùng trán hoặc hai bên thái dương. Cơn đau đầu này có xu hướng xuất hiện sau khi bạn thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự tập trung thị giác cao, đặc biệt là nhìn xa, hoặc vào cuối ngày sau một ngày dài làm việc và nhìn ngắm.

Chảy nước mắt nhiều

Khi bị cận, mắt phải điều tiết và căng thẳng hơn để cố gắng nhìn rõ các vật ở xa có thể gây mỏi mắt, và tình trạng này đôi khi kích thích tuyến lệ, dẫn đến chảy nước mắt. Ngoài ra, khi bị cận mắt cũng dần trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng, và sự khó chịu do ánh sáng chói cũng có thể gây chảy nước mắt.

▷ Tìm hiểu thêm về hiện tượng: Chảy nước mắt sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mỏi mắt

Mặc dù ở giai đoạn cận thị nhẹ, mắt vẫn có khả năng điều tiết (thay đổi hình dạng thủy tinh thể) để cố gắng tập trung ánh sáng vào đúng võng mạc khi nhìn các vật ở xa. Tuy nhiên, do sự khác biệt nhỏ về hình dạng mắt, việc điều tiết này đòi hỏi mắt phải làm việc nhiều hơn bình thường. Việc cố gắng tập trung liên tục để bù đắp cho tầm nhìn mờ ở xa có thể dẫn đến mỏi cơ mắt, gây ra cảm giác căng tức, nặng trĩu hoặc khó chịu ở vùng mắt, đặc biệt là sau khi bạn tập trung nhìn xa trong một khoảng thời gian dài, chẳng hạn như khi xem phim hoặc lái xe.

Dấu hiệu nhận biết cận thị nhẹ
Mắt khi bị cận thị nhẹ thường xuyên bị mỏi do phải tập trung lâu để nhìn thấy rõ

Cận thị nhẹ có tự hết không?

Trên thực tế, cận thị nhẹ không thể tự điều trị bằng cách phương pháp thông thường tại nhà. Hầu hết các phương pháp điều trị tại nhà chỉ có khả năng giúp kiểm soát và kéo dài quá trình tăng độ. 

Về bản chất, cận thị là sự thay đổi về hình dạng của mắt với phần nhãn cầu dài hơn hoặc giác mạc quá cong so với bình thường khiến ánh sáng tập trung phía trước võng mạc thay vì trực tiếp lên võng mạc. Những thay đổi cấu trúc này thường là vĩnh viễn và không tự điều chỉnh theo thời gian nếu không can thiệp bằng phẫu thuật.

Cận thị nhẹ khi nào thì cần đeo kính?

Cận thị nhẹ có cần đeo kính hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ cận thị, nhu cầu thị lực và các khuyến nghị từ bác sĩ nhãn khoa. Cụ thể: 

  • Cận dưới 0.5 độ thì không cần nhất thiết phải đeo kính vì ở độ cận này người bệnh vẫn có đủ khả năng để quan sát và nhìn tốt các vật ở xung quanh. 
  • Độ cận 0.75 cần đeo kính trong quá trình làm việc và học tập để đảm bảo khả năng quan sát các chi tiết nhỏ ở xa tốt hơn. 
  • Cận từ 1 đến 1.75 độ cần đeo kính trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cần quan sát nhiều như: đọc sách, học bài, làm việc, xem tivi hoặc sử dụng máy tính, điện thoại trong thời gian dài. 
  • Cận từ 2 độ trở lên thì hầu hết mọi người trong phạm vi này sẽ nhận thấy thị lực nhìn xa bị mờ đáng kể và thường cần đeo kính để nhìn rõ các vật ở xa, đặc biệt khi lái xe, xem phim, hoặc nhìn bảng.

Để biết chính xác mình cận bao nhiêu độ và có cần mang kính không thì bạn nên thăm khám, đo độ cận và nhận lời khuyên từ bác sĩ nhãn khoa. 

▷ Có thể bạn cũng quan tâm về: Liệu có cách để giảm cận thị 1 – 2 độ không cần phẫu thuật không?

Cận thị nhẹ khi nào thì cần đeo kính?
Cận thị nhẹ từ 0.75 độ trở lên có thể đeo kính để quan sát rõ hơn khi làm việc và học tập

Cận thị nhẹ nên làm gì để hạn chế tăng độ?

Khi phát hiện các dấu hiệu của cận thị nhẹ bạn cần thực hiện các biện pháp sau nhằm kiếm soát và hạn chế tình trạng tăng độ nhanh. 

Duy trì khoảng cách nhìn hợp lý

Khi đọc sách, viết bài, hãy giữ khoảng cách khoảng 30-40 cm, tương đương một cánh tay. Đối với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, nên giữ khoảng cách xa hơn, khoảng 50-70 cm. Việc này giúp giảm đáng kể áp lực lên cơ điều tiết của mắt, vốn phải làm việc nhiều khi nhìn gần, từ đó có thể làm chậm quá trình tăng độ cận thị, đặc biệt ở lứa tuổi đang phát triển.

Điều chỉnh ánh sáng phù hợp

Đảm bảo môi trường đọc sách và làm việc có đủ ánh sáng, dịu nhẹ và không gây chói mắt. Ánh sáng yếu buộc mắt phải căng thẳng hơn để nhìn rõ, dẫn đến mỏi mắt và có thể góp phần làm tăng độ cận. Ngược lại, ánh sáng chói cũng gây hại cho mắt. Một môi trường ánh sáng tốt giúp mắt hoạt động thoải mái và hiệu quả hơn.

Cận thị nhẹ nên làm gì để hạn chế tăng độ?
Khi bị cận thị nhẹ cần hạn chế tiếp xúc với ánh sánh xanh từ các thiết bị điện tử quá lâu

Thực hiện quy tắc 20-20-20

Cứ mỗi 20 phút nhìn gần (đọc sách, làm việc trên máy tính), hãy dành ra 20 giây để nhìn vào một vật ở xa khoảng 6 mét (20 feet). Việc này giúp cơ mắt điều tiết được thư giãn sau một thời gian dài co lại khi nhìn gần. Thói quen này có thể giúp giảm căng thẳng cho mắt và góp phần ngăn ngừa sự tiến triển của cận thị liên quan đến việc sử dụng mắt ở cự ly gần quá nhiều.

Nghỉ ngơi đầy đủ cho mắt

Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, mắt cũng cần được nghỉ ngơi để phục hồi. Hãy đảm bảo ngủ đủ giấc, khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm. Thiếu ngủ có thể gây mỏi mắt, khô mắt và ảnh hưởng đến thị lực. Một giấc ngủ đủ giúp mắt được thư giãn và tái tạo, hỗ trợ sức khỏe mắt tổng thể và có thể có lợi trong việc kiểm soát độ cận.

Tập thể dục cho mắt thường xuyên

Thực hiện các bài tập mắt đơn giản hàng ngày có thể giúp tăng cường sức mạnh của các cơ xung quanh mắt và cải thiện khả năng điều tiết, tức là khả năng thay đổi tiêu điểm để nhìn rõ ở các khoảng cách khác nhau. Mặc dù không phải là phương pháp chữa khỏi cận thị, nhưng các bài tập này có thể giúp giảm mỏi mắt và cải thiện sự linh hoạt của hệ thống thị giác, có lợi cho việc kiểm soát sự tiến triển của cận thị.

Cận thị nhẹ nên làm gì để giảm độ cận
Tạo thói quen tập thể dục mắt giúp giảm mỏi mắt và hạn chế tăng độ

Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng

Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A (có trong cà rốt, gan), lutein và zeaxanthin (trong rau lá xanh đậm), vitamin C và E (trong trái cây và các loại hạt). Các chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mắt và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại. Một chế độ ăn uống tốt là nền tảng cho sức khỏe mắt lâu dài.

▷ Tham khảo thêm về: Top 10+ thuốc bổ mắt tốt cho người cận thị và lưu ý cần biết

Khám mắt định kỳ 

Hãy đi khám mắt định kỳ, thường là 6 tháng hoặc 1 năm một lần, theo lời khuyên của bác sĩ nhãn khoa. Việc này giúp theo dõi sự thay đổi độ cận thị một cách chính xác và phát hiện sớm các vấn đề khác về mắt. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và phương pháp quản lý cận thị phù hợp nhất với tình trạng cụ thể của bạn.

Sử dụng kính đúng độ

Nên đeo kính đúng độ và thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Việc cố gắng nhìn rõ mà không có sự hỗ trợ của kính khi bị cận thị có thể khiến mắt phải điều tiết quá mức, gây căng thẳng và có thể làm tăng độ cận nhanh hơn, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên có mắt vẫn đang phát triển.

Cận thị nhẹ nên làm gì
Cận thị nhẹ có thể bắt đầu sử dụng kính đúng độ nhằm giảm áp lực cho mắt khi nhìn xa

Nếu chú ý thì bạn rất dễ nhận biết các dấu hiệu của cận thị nhẹ ở bản thân và trẻ nhỏ. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của cận thị giúp dễ dàng kiếm soát và hạn chế việc tăng độ nhanh gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh các biện pháp trên thì bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng và dầu gấc tốt cho mắt như Dầu gấc Vina. Đây là một trong những thường hiệu dầu gấc tự nhiên giúp tăng cường thị lực, bảo vệ và nâng cao sức đề kháng cho mắt trước các tác hại từ môi trường. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Mediphar USA qua số hotline: 0903 893 866 để được chuyên viên tư vấn giải đáp chi tiết nhất.

  • [1] Nearsightedness – Symptoms and causes – Mayo Clinic.
  • [2] Myopia (Nearsightedness): Causes, Symptoms &Treatment
  • [3]Myopia: Is There a Cure for Nearsightedness?
Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

Bài viết liên quan