Viêm giác mạc có lây không? Lây qua đường nào?

Viêm giác mạc (hay đau mắt đỏ) là bệnh lý phổ biến sảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau, bệnh làm cho mắt sưng đỏ kèm theo cảm giác khó chịu. Nhiều người cho rằng, việc nhìn vào mắt người bị viêm giác mạc có thể bị lây bệnh? Vậy viêm giác mạc có lây không và chúng lây qua đường nào? Cùng Mediphar USA tìm hiểu chi tiết câu trả lời về viêm giác mạc có lây không cũng như cách phòng tránh lây nhiễm của căn bệnh này trong bài viết sau nhé.

Nguyên nhân gây viêm giác mạc

Viêm giác mạc có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, được chia thành hai nhóm chính là do nhiễm trùng và không do nhiễm trùng, cụ thể:

Viêm giác mạc do nhiễm trùng

Là tình trạng giác mạc bị viêm và tổn thương do sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây bệnh, làm phá vỡ hàng rào bảo vệ tự nhiên giác mạc. Một số tác nhân gây hại chủ yếu là:

  • Vi khuẩn: thường gặp nhất là Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus, đặc biệt ở người đeo kính áp tròng sai cách.
  • Nấm: như Aspergillus, Fusarium, Candida, thường gặp khi tiếp xúc với đất, cây cối hoặc đeo kính áp tròng bẩn.
  • Ký sinh trùng: Acanthamoeba, thường lây qua nước tự nhiên (ao hồ, sông suối) khi đeo kính áp tròng.
  • Virus: đặc biệt là Herpes simplex virus (HSV), có thể tái phát và gây tổn thương giác mạc kéo dài.
Nguyên nhân gây viêm giác mạc
Viêm giác mạc do nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng

Viêm giác mạc không do nhiễm trùng

Là tình trạng viêm và tổn thương giác mạc không phải do vi sinh vật gây ra, thay vào đó, nguyên nhân thường xuất phát từ tác động bên ngoài như:

  • Chấn thương mắt: do va đập, xước giác mạc, phẫu thuật mắt hoặc lông mi cọ vào giác mạc.
  • Kính áp tròng: đeo quá lâu, dùng kính mở rộng thời gian hoặc đeo khi bơi.
  • Tiếp xúc với tia UV mạnh: gây bỏng nắng ở giác mạc (photokeratitis).
  • Thiếu vitamin A: làm giảm sức đề kháng và khả năng phục hồi của bề mặt mắt.
  • Khô mắt mãn tính: do rối loạn tuyến lệ, bệnh lý mí mắt hoặc bệnh tự miễn.

Viêm giác mạc có lây không​?

Viêm giác mạc có thể lây nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng từ vi sinh vật như virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Bệnh lây từ người bị bệnh sang người thường thông qua các tiếp xúc trực tiếp trên da hoặc lan truyền qua không khi thông qua ho, hắt hơi,.. Hay thậm chí bệnh còn lây qua tiếp xúc gián tiếp trên các bề mặt có chứa vi khuẩn do người bệnh vô tình đề lại.   

Ngược lại, nếu viêm giác mạc không do nhiễm trùng, ví dụ do chấn thương cơ học, đeo kính áp tròng sai cách, phẫu thuật mắt hay khô mắt, thì không lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện nhiễm trùng kèm theo thì các tình trạng này sẽ có khả năng lây lan.

Do đó, khả năng lây nhiễm của viêm giác mạc phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, trong đó các nguyên nhân nhiễm trùng là có khả năng lây từ người này sang người khác.

Viêm giác mạc có lây không​?
Viêm giác mạc do nhiễm trùng có thể lây từ người bệnh sang người khác

Viêm giác mạc lây qua đường nào? 

Viêm giác mạc do nhiễm trùng có thể lây lan một cách âm thầm qua những thói quen sinh hoạt thường ngày mà nhiều người chủ quan bỏ qua. Dưới đây là những con đường phổ biến mà viêm giác mạc có thể lây truyền từ người này sang người khác:

  • Tiếp xúc trực tiếp với chất nhiễm trùng: Chạm tay vào dịch tiết mắt người bệnh rồi dụi mắt có thể khiến vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và gây bệnh.
  • Tiếp xúc gián tiếp: Dùng chung khăn mặt, khăn tắm, gối, hoặc vật dụng cá nhân có dính dịch tiết từ mắt người bệnh, hay rửa mặt/lau mặt bằng đồ vật đã bị người bệnh sử dụng trước đó.
  • Tự lây nhiễm: Từ vùng da, môi đang có virus herpes khi chạm vào mắt.
  • Qua giọt bắn: Viêm giác mạc có thể lây qua hắt hơi, ho, đặc biệt nếu người bệnh đang bị nhiễm trùng đường hô hấp và chạm tay lên mắt.
Viêm giác mạc lây qua đường nào? 
Dụi mắt là một trong những nguyên nhân lây lan phổ biến nhất

Yếu tố làm tăng nguy cơ lây viêm giác mạc

Một số thói quen hàng ngày, tình trạng sức khỏe yếu hoặc môi trường không đảm bảo vệ sinh có thể khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao. Những yếu tố cụ thể góp phần làm gia tăng khả năng lây lan viêm giác mạc bao gồm:

  • Vệ sinh cá nhân kém: Không rửa tay sau khi dụi mắt, dùng chung khăn mặt, kính áp tròng, hoặc đồ trang điểm với người đang mắc bệnh.
  • Sử dụng kính áp tròng không đúng cách: Đeo quá lâu, không vệ sinh đúng quy trình, dùng khi bơi hoặc tiếp xúc với nước bẩn làm tăng nguy cơ nhiễm và phát tán mầm bệnh.
  • Tiếp xúc với người bệnh: Chạm tay vào dịch tiết từ mắt người nhiễm hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.
  • Suy giảm miễn dịch: Người có hệ miễn dịch yếu do bệnh nền hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch dễ nhiễm virus, đặc biệt là herpes .
  • Môi trường sống đông đúc, thiếu vệ sinh: Tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn lan truyền qua tay hoặc đồ vật.
Yếu tố làm tăng nguy cơ lây viêm giác mạc
Sử dụng kính áp tròng không đúng cách làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Cách hạn chế lây nhiễm viêm giác mạc

Viêm giác mạc, đặc biệt là do virus hoặc vi khuẩn có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cũng như tái phát, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Giữ vệ sinh tay sạch sẽ: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chạm vào mắt, đặc biệt nếu bạn vừa tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh hoặc sau khi ho, hắt hơi. Không dụi mắt bằng tay bẩn.
  • Không dùng chung đồ cá nhân: Tuyệt đối tránh dùng chung khăn mặt, kính áp tròng, lọ thuốc nhỏ mắt hoặc đồ trang điểm mắt với người khác.
  • Cẩn trọng khi đang có tổn thương da do herpes: Nếu có mụn rộp quanh môi, mặt hoặc bộ phận sinh dục, cần tránh chạm tay vào vùng này rồi đưa lên mắt. Nếu buộc phải chăm sóc vùng tổn thương, hãy rửa tay sạch trước và sau khi tiếp xúc.
  • Chăm sóc kính áp tròng đúng cách: Tháo kính trước khi đi ngủ, không đeo khi bơi, rửa tay sạch trước khi chạm vào kính. Vệ sinh và thay dung dịch bảo quản kính đúng theo hướng dẫn, không pha loãng hoặc tái sử dụng dung dịch cũ. Thay kính và hộp đựng định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt: Chỉ sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ. Việc dùng sai loại thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng viêm hoặc làm giảm đề kháng của mắt.
  • Tránh tiếp xúc gần với người đang bị viêm mắt truyền nhiễm: Nếu trong gia đình có người mắc viêm giác mạc do nhiễm trùng, hãy dùng riêng đồ dùng cá nhân, hạn chế tiếp xúc gần và rửa tay thường xuyên.
  • Bảo vệ mắt khi cần thiết: Đeo kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường dễ tổn thương mắt (cưa, khoan, hàn…) và đeo kính râm khi ra nắng để giảm nguy cơ viêm giác mạc do tia UV.

▷ Tham khảo thêm: 9 Cách trị viêm giác mạc tại nhà đơn giản nhanh khỏi

Cách hạn chế lây nhiễm viêm giác mạc
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, vệ sinh tay sạch và không dùng chung đồ cá nhân với người khác

Bên cạnh đó, để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt từ bên trong, việc bổ sung dưỡng chất chống oxy hóa tự nhiên như beta-caroten (tiền vitamin A) là một giải pháp hỗ trợ thiết thực. Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm hỗ trợ mắt một cách toàn diện, hãy cân nhắc Dầu Gấc Vina của Mediphar USA. Sản phẩm được chiết xuất từ gấc đỏ nguyên chất, là nguồn beta-caroten và lycopen tự nhiên dồi dào, giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mắt, hỗ trợ phòng ngừa các tổn thương và ngăn ngừa các bệnh lý về mắt hiệu quả.

Tìm hiểu thêm về Dầu gấc Vina tại đây:

Viêm giác mạc là một tình trạng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong đó, viêm giác mạc do nhiễm trùng không chỉ nguy hiểm mà còn có khả năng lây lan, đặc biệt khi người bệnh hoặc người xung quanh thiếu kiến thức và không thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa. Việc hiểu rõ viêm giác mạc có lây không, các con đường lây truyền, yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng tránh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe đôi mắt, không chỉ cho bản thân mà còn cho cả cộng đồng.

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK545278/ 
  • https://www.healthline.com/health/keratitis#diagnosis
  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24500-keratitis 
  • https://www.medparkhospital.com/zh-CN/disease-and-treatment/keratitis 

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

Bài viết liên quan