Cách trị viêm giác mạc tại nhà là lựa chọn của nhiều người khi bệnh mới khởi phát. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách áp dụng đúng để vừa làm dịu triệu chứng, vừa ngăn ngừa tái nhiễm mà không khiến tình trạng mắt trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy đâu là phương pháp an toàn, dễ thực hiện và giúp mắt phục hồi nhanh chóng? Bài viết này, Mediphar USA sẽ bật mí cho bạn các cách trị đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả.
Viêm giác mạc có tự khỏi không?
Viêm giác mạc là tình trạng phổ biến không gây nguy hiểm đến mắt nếu được chăm sóc và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh có thể tự khỏi từ 5-7 ngày hoặc lâu hơn tùy theo độ lớn và mức độ viêm của miệng vết thương. Viêm giác mạc thường được chia làm 2 loại theo mức độ là viêm giác mạc nông và viêm giác mạc sâu. Mỗi loại sẽ có cách điều trị khác nhau, do đó để biết chính xác cách điều trị bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chuẩn đoán chính xác nhé.
Hướng dẫn 9 cách trị viêm giác mạc tại nhà
Viêm giác mạc có thể tự khỏi nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà. Dưới đây là một vài cách mà bạn có thể áp dụng để cải thiện tình trạng viêm giác mạc tại nhà:
Trị viêm giác mạc bằng cách chườm ấm
Theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ, chườm ấm có thể làm dịu các triệu chứng viêm giác mạc, viêm bờ mi, lẹo mắt và khô mắt. Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhiễm trùng mắt, nhưng nhiệt độ ấm lúc chườm sẽ giúp giảm tắc nghẽn tuyến nhờn quanh mắt, hỗ trợ bài tiết chất nhờn để bôi trơn mắt tốt hơn.
Cách thực hiện chườm ấm:
- Bước 1: Dùng một chiếc khăn sạch, nhúng vào nước ấm (không quá nóng để tránh bỏng).
- Bước 2: Vắt nhẹ và áp khăn lên vùng mắt trong vài phút.
- Bước 3: Đảm bảo khăn luôn sạch để tránh đưa thêm vi khuẩn vào mắt.
- Bước 4: Có thể lặp lại nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả.
Lưu ý: Dùng khăn sạch mỗi lần và sử dụng khăn riêng biệt cho từng mắt nếu chỉ bị một bên để hạn chế nguy cơ lây lan nhiễm trùng.

Chườm lạnh giúp giảm viêm giác mạc
Chườm lạnh đặc biệt hiệu quả trong việc giảm sưng, ngứa và cảm giác nóng rát ở mắt, thường gặp trong viêm giác mạc dị ứng hoặc chấn thương mắt. Dù không có tác dụng điều trị tận gốc, nhưng nó giúp giảm nhanh sự khó chịu và phản ứng viêm.
Cách thực hiện chườm lạnh:
- Bước 1: Ngâm khăn sạch vào nước lạnh rồi vắt khô.
- Bước 2: Nhẹ nhàng đắp khăn lên mắt trong khoảng 5–10 phút.
Lưu ý khi trị viêm giác mạc tại nhà:
- Tránh đè mạnh lên mắt và tuyệt đối không dùng đá lạnh trực tiếp vì có thể gây tổn thương giác mạc hoặc da vùng mắt.
- Không nên chường ấm xong rồi chườm lạnh để tránh làm thay đổi nhiệt độ đột ngột, gây sốc nhiệt cho mạch máu quanh mắt, dẫn đến đau đầu, đỏ mắt hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng đau mắt.

Ngừng đeo kính áp tròng
Kính áp tròng có thể là yếu tố gây kích ứng trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng. Do đó, việc ngừng đeo kính áp tròng ngay khi có dấu hiệu viêm giác mạc hoặc viêm giác mạc để tránh làm nặng thêm tình trạng viêm và giúp mắt có thời gian hồi phục.
Chỉ nên đeo kính áp tròng trở lại khi có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ và khi các triệu chứng đã hoàn toàn biến mất. Trong trường hợp bắt buộc phải đeo lại, cần vệ sinh và khử trùng kỹ càng cả kính lẫn hộp đựng bằng dung dịch chuyên dụng hoặc thay mới hoàn toàn nếu có thể để tránh tái nhiễm.

Ngừng trang điểm
Khi điều trị viêm giác mạc, việc ngừng trang điểm vùng mắt là điều cần thiết. Các sản phẩm như mascara, phấn mắt, kẻ mắt… có thể chứa vi khuẩn, nấm hoặc các tác nhân gây dị ứng làm kéo dài thời gian hồi phục. Nếu có thể, bạn nên bỏ các sản phẩm trang điểm liên quan đến mắt đã sử dụng trong thời gian mắc bệnh để ngăn nguy cơ tái nhiễm khi bệnh đã khỏi.
Ngoài ra, trang điểm lại quá sớm, khi mắt chưa hoàn toàn hồi phục có thể khiến tình trạng kích ứng quay trở lại hoặc dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn. Chỉ nên trang điểm lại ít nhất sau 2 tuần kể từ khi các triệu chứng hoàn toàn biến mất.

Sử dụng nước mắt nhận tạo trị viêm giác mạc
Việc sử dụng nước mắt nhân tạo đặc biệt hữu ích trong các trường hợp viêm giác mạc do khô mắt hoặc kích ứng từ môi trường, hóa chất, hoặc sau khi dùng các dung dịch sát khuẩn như nước muối sinh lý. Dung dịch này không có tác dụng điều trị nhiễm trùng, nhưng lại giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng và cải thiện cảm giác khó chịu ở mắt.
Cách sử dụng: Nhỏ 1-2 giọt vào mắt bệnh, có thể lặp lại nhiều lần trong ngày khi thấy khô rát.
Lưu ý khi sử dụng nước mắt nhân tạo trị viêm giác mạc
- Không dùng chung cho mắt khỏe và mắt bệnh nếu người bệnh chỉ bị đau một mắt.
- Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt với người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.
- Không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh, corticosteroid hoặc thuốc điều trị khi chưa có chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt trong các trường hợp viêm giác mạc do virus, vì có thể gây biến chứng nghiêm trọng.
▷ Tham khảo thêm: 10 Loại nước mắt nhân tạo tốt trên thị trường hiện nay

Sử dụng nước muối hoặc nhỏ mắt Natri Clorua 0.9%
Với nồng độ tương đương với nước mắt và dịch cơ thể, nước muối sinh lý giúp loại bỏ mủ, bụi bẩn và dịch tiết một cách nhẹ nhàng, đồng thời hỗ trợ làm dịu tình trạng kích ứng và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Bạn có thể tự pha bằng cách hòa tan 0,9g muối biển vào 1 lít nước đun sôi để nguội. Sau đó, dùng bông sạch nhúng vào dung dịch, lau nhẹ nhàng từ khóe mắt ra ngoài, mỗi lần dùng một miếng bông mới để tránh lây nhiễm. Tuy nhiên nếu không thực hiện đúng cách sẽ rất dễ gây viêm nhiễm nặng hơn. Vì thế, tốt nhất bạn nên lựa chọn mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc.
Lưu ý khi sử dụng nước muối hoặc thuốc nhỏ mắt Natri Clorua 0.9% trị viêm giác mạc
- Không nên nhỏ trực tiếp dung dịch muối tự pha vào mắt, vì nếu pha không đúng tỷ lệ hoặc không đảm bảo vô trùng có thể gây tổn thương hoặc viêm nặng hơn.
- Không lạm dụng nước muối sinh lý (đặc biệt loại mua sẵn) vì dễ khiến mắt bị khô. Trong những trường hợp đó, nên kết hợp hoặc thay thế bằng nước mắt nhân tạo để giữ ẩm cho mắt.
▷ Khám phá thêm: 15 Loại thuốc nhỏ mắt tốt giúp giảm ngứa, viêm và mỏi mắt

Cách trị viêm giác mạc bằng túi trà
Sử dụng túi trà đã làm nguội để đắp lên mắt là một mẹo dân gian phổ biến, vừa giúp thư giãn vừa hỗ trợ làm dịu các triệu chứng viêm, sưng, cảm giác nóng rát, mỏi mắt. Một số loại trà, như trà xanh, trà đen, trà ô long và một số trà thảo mộc (như trà bạc hà, trà hoa hồng, trà quế…) đã được nghiên cứu và cho thấy có tính kháng khuẩn và chống viêm nhẹ.
Hướng dẫn cách trị viêm giác mạc tại nhà bằng túi trà
- Bước 1: Ngâm túi trà vào nước nóng khoảng 10 phút như khi pha trà bình thường.
- Bước 2: Lấy ra, vắt hết nước và để nguội hoàn toàn, sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh trong 20 phút
- Bước 3: Nhắm mắt lại và đắp túi trà lên mỗi bên mắt trong khoảng 30 phút.
- Bước 4: Dùng túi trà mới cho mỗi lần đắp và không dùng chung giữa hai mắt để tránh lây nhiễm.
Lưu ý: Hạn chể sử dụng cách này vì nếu túi trà không đảm bảo được vệ sinh sẽ làm tăng tình trạng viêm, khiến vết loét nặng hơn.

Giặt khăn trải giường, vỏ gối và khăn mặt
Khăn trải giường, vỏ gối và khăn mặt cũng có thể là nguồn lây nhiễm hoặc tái nhiễm vi khuẩn, virus gây viêm giác mạc. Bởi lẽ, vi khuẩn và virus có thể tồn tại trên bề mặt vải trong nhiều giờ đến vài ngày, khiến bạn dễ dàng tự tái nhiễm hoặc lây cho người khác. Vì thế, nếu bạn đang hoặc vừa mới bị nhiễm trùng mắt, việc giặt sạch toàn bộ khăn, vỏ gối, chăn mền và khăn mặt mà bạn đã sử dụng là rất quan trọng.

Tránh các tác nhân gây viêm giác mạc dị ứng
Nếu viêm giác mạc do dị ứng, việc tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng là điều quan trọng giúp giảm triệu chứng và ngăn bệnh tái phát. Những tác nhân thường gặp bao gồm phấn hoa, bụi mịn, lông thú cưng, nấm mốc, hóa chất, mỹ phẩm… Việc biết chính xác nguyên nhân gây dị ứng và chủ động tránh xa sẽ giúp mắt hồi phục nhanh hơn và hạn chế nguy cơ viêm trở lại.

Những lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm giác mạc tại nhà
Các phương pháp điều trị viêm giác mạc tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh dụi mắt, giặt khăn mặt, chăn ga, áo gối thường xuyên,… để loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc.
- Chế độ ăn uống đầy đủ: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, B và omega-3 như cá, rau xanh, trái cây… giúp tăng cường sức khỏe cho mắt và hệ miễn dịch. Uống đủ 1,5–2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm cho mắt và hỗ trợ đào thải độc tố.
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mắt: bên cạnh nguồn dưỡng chất từ tự nhiên, bạn cũng có thể tăng cường bổ sung dưỡng chất từ các loại viên uống, thực phẩm chức năng. Điển hình như dầu gấc Vina, với thành phần giàu beta-caroten và lycopene từ gấc nguyên chất, giúp bảo vệ giác mạc, tăng cường thị lực và giảm tình trạng khô, mỏi mắt do tác động từ môi trường hay thiết bị điện tử
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya: Để cải thiện sức đề kháng, tăng cường sức khỏe để loại bỏ vi khuẩn.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Môi trường khói bụi, gió mạnh, độ ẩm cao,.. dễ khiến mắt dễ viêm nhiễm.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là khăn mặt, gối, kính mắt hoặc mỹ phẩm vùng mắt với người khác để tránh lây lan vi khuẩn, virus.
- Nếu đang sử dụng thuốc điều trị mắt, hãy nói với bác sĩ trước khi kết hợp thêm bất kỳ biện pháp nào tại nhà, để tránh nguy cơ tương tác thuốc không mong muốn.
- Không áp dụng các phương pháp tại nhà nếu bạn có dấu hiệu nghiêm trọng như đau nhức cấp tính, mắt sưng to, mờ mắt hoặc mất thị lực.

Viêm giác mạc khi nào thì nên gặp bác sĩ?
Các biện pháp điều trị tại nhà chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ và mang tính hỗ trợ. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng mắt, hoặc tình trạng trở nặng hơn mặc dù đã ứng dụng các biện pháp trên, thì việc đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt là điều cần thiết để tránh biến chứng nghiêm trọng. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Đau hoặc cảm giác nhức mắt kéo dài
- Mắt đỏ liên tục, không thuyên giảm
- Có mủ hoặc dịch tiết ra từ mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Thị lực giảm hoặc mờ bất thường
- Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở mắt, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức, vì mắt trẻ rất nhạy cảm và dễ gặp biến chứng nếu không điều trị kịp thời.
Viêm giác mạc tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến vết loét sâu hơn, gây suy giảm thị lực. Hy vọng với những chia sẻ của Mediphar USA về cách trị viêm giác mạc trên có thể giúp ích được cho bạn. Để đảm bảo an toàn và nhanh khỏi bệnh, hãy thăm hỏi ý kiến và tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ nhé. Tuyệt đối không tự áp dụng các mẹo dân gian cũng như mua và sử dụng thuốc điều trị khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- https://www.healthline.com/health/eye-health/home-remedies-for-eye-infection#faq
- https://www.netmeds.com/health-library/post/eye-infections-5-effective-home-remedies-to-heal-common-eye-problems
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/can-i-wear-contacts-with-conjunctivitis
- https://suckhoedoisong.vn/4-thao-duoc-ho-tro-tri-dau-mat-do-tai-nha-169220712154554913.htm
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.