Thoái hóa khớp ở người trẻ: Đừng xem thường!

Theo thống kê của ngành Xương khớp, tỉ lệ người mắc bệnh thoái hóa khớp hiện chiếm 45% dân số, trong đó lứa tuổi từ 50-70 tuổi chiếm 70%. Những người trong độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi cứ 100 người thì có 35 người bị đau lưng, 20 người bị đau vai, 8 người bị đau khớp và 3 người bị viêm khớp. Những số liệu trên cho thấy, bệnh lý về xương khớp đang ngày càng gia tăng nhanh, không chỉ ở những người cao tuổi như trước đây mà đang dần trẻ hóa.

Bệnh thoái hóa khớp người trẻ: Đừng chủ quan!

Bác sĩ Nguyễn Đình Phú (Bệnh viện Nhân dân 115) cho biết bệnh viện đã từng thay khớp cho một nữ bệnh nhân vừa mới 22 tuổi do thoái hóa khớp háng độ 3 ở cả hai bên, không đi lại được. Khi bệnh nhân đến bệnh viện thì hai khớp đã hư tổn hoàn toàn, buộc phải thay khớp nhân tạo.

Bác sĩ Phú cho biết thêm, nhiều bệnh nhân đến bệnh viện chưa đến 30 tuổi đã bị thoái hóa khớp gối, khớp háng. Do chủ quan, khi có dấu hiệu đau thì tự mua thuốc giảm đau uống mà không đi thăm khám bác sĩ khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng.

Bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp, ban đầu thường có hiện tượng đau nhức, mỏi vùng khớp. Khoảng vài ba ngày sau đó cơn đau có thể tự hết. Khi thời tiết thay đổi, đau nhức trở lại, bệnh nhân cảm thấy đau liên tục, mức độ tăng dần và không có thời gian tự phục hồi. Vùng viêm khớp nóng và có dấu hiệu sưng lên. Đến giai đoạn cuối, khớp hư nặng, sụn bị mòn, mọc gai xương, độ nhờn trong khớp hao hụt, đi lại nghe tiếng lạo xạo. Nếu không được điều trị, giai đoạn nặng hơn là bị biến dạng khớp, gây khó khăn trong việc đi lại – Bác sĩ Phú chỉ ra triệu chứng của bệnh.

thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp ở người trẻ

Nguyên nhân thoái hóa khớp ở người trẻ?

Thoái hóa khớp là tình trạng liên quan đến viêm khớp, gây ra bởi sự hao mòn và rách sụn – mô bảo vệ đầu xương và khớp. Đây là loại phổ biến nhất của viêm khớp và thoái hóa. Bệnh sẽ ngày càng tiến triển và nghiêm trọng hơn theo tuổi tác.

Ở độ tuổi 25 các khớp bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa. Tùy vào thể trạng của mỗi người, quá trình đó sẽ diễn ra sớm hay muộn. Có nhiều nguyên nhân làm cho quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn như không khí bị ô nhiễm, ăn uống không đủ chất, làm việc quá sức, chơi bộ môn thể thao không phù hợp…

Theo Bác sĩ Nguyên Quang Huy (Trưởng khoa ngoại tổng quát Bệnh viện Nhân dân 115), cho biết thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị tổn thương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn không theo kịp việc lớp sụn ở khớp bị mất đi theo thời gian. Về lâu dài, lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương dần bị mỏng đi và hư tổn, gây đau nhức, gây khó khăn trong việc đi lại, về lâu dài không điều trị bệnh nhân có thể bị tàn phế.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do người bệnh hay vận động ở một tư thế, mang vác nặng, chấn thương khớp, lười tập thể dục thể thao hoặc tập thể thao quá mức… Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa nhưng phổ biến nhất là tại các chi và cột sống. Trong đó thoái hóa khớp gối là bệnh lí rất phổ biến ở người trẻ vì khớp này luôn chịu căng để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển. Người bị thừa cân, béo phì sẽ rất dễ bị đau khớp gối. Nếu không bổ sung canxi, vitamin D đầy đủ cũng có thể gây bệnh về khớp.

nguyên nhân thoái hóa khớp
Phác đồ điều trị thoái hóa khớp

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng ngừa thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi, cần phải:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung canxi, vitamin… đầy đủ cho cơ thể
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức thích hợp, siêng năng vận động, luyện tập vừa sức giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng, tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp.
  • Cơ bắp khỏe mạnh giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động. Ngoài ra, cần giữ cơ thể luôn thẳng, sẽ bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối.
  • Việc điều trị thoái hóa khớp hiệu quả nhất là phòng ngừa bệnh ngay từ khi còn trẻ. Glucosamin 1500 của Mediphar USA là sản phẩm tiên phong được bào chế dưới dạng viên nang mềm, tác dụng nhanh và hấp thụ nhanh hơn viên nén. Đặc biệt, sự kết hợp giữa 1.500mg Glucosamine Sulfate và 5 mg Chondroitin Sulfate càng làm tăng hiệu quả điều trị và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp

Với trẻ trong giai đoạn phát triển, phụ huynh nên tập cho trẻ chơi thể thao sớm, liên tục và đều đặn ngay khi còn nhỏ. Mỗi ngày cho trẻ chơi từ 30-60 phút, lựa chọn một môn chơi thích hợp.

Với người lớn tuổi, viêc lựa chọn một bộ môn tập luyện sẽ khó khăn hơn vì phụ thuộc vào tình trạng khớp hay gân nào đã có nguy cơ bị thoái hóa. Nếu có các triệu chứng như đau trong lúc vận động thì không nên chơi đá banh, cầu lông, quần vợt, bóng chuyền… Nếu bị đau khớp vai thì không nên chơi các môn sử dụng tay quá đầu nhiều như quần vợt, cầu lông, bơi lội, bóng bàn.

Đặc biệt, phụ nữ không nên đi giày cao gót, giày có đế cứng và cao mà nên sử dụng các loại giày có đế thấp. Khi có dấu hiệu đau, cần đi khám sớm.

 

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan