Kha tử là thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền, nổi bật với tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, long đờm, viêm họng và hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, để sử dụng kha tử đúng cách và đạt hiệu quả tối ưu, việc hiểu rõ công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng là điều hết sức quan trọng.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất thực phẩm chức năng và nghiên cứu dược liệu, Mediphar USA sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá những lợi ích tuyệt vời của kha tử và cách sử dụng hiệu quả trong bài viết này.
Thông tin về kha tử
Trong dân gian, kha tử còn được gọi bằng các tên khác như cây chiêu liêu hay cây kha lê lặc.
Tên khoa học: Terminalia chebula Retz., thuộc họ Bàng (Combretaceae).
Bộ phận dùng: quả kha tử đã sao khô được loại bỏ hạt, chỉ dùng được phần thịt quả.
Đặc điểm hình thái: Dược liệu có hình quả trám hoặc hình trứng thuôn, kích thước dài từ 2cm đến 4cm, đường kính từ 2cm đến 2,5cm. Bề mặt ngoài màu nâu hơi vàng hoặc nâu thẫm, hơi bóng, với 5–6 cạnh dọc và các vân nhăn không đều.
Đáy quả có vết sẹo cuống hình tròn. Chất quả chắc, phần thịt dày từ 0,2cm đến 0,4cm, màu nâu hơi vàng hoặc vàng nâu thẫm. Hạch quả dài 1,5cm đến 2,5cm, đường kính 1cm đến 1,5 cm, màu vàng nhạt, thô và cứng.
Hạt có hình thoi hẹp, dài khoảng 1cm, đường kính 0,2cm đến 0,4cm, vỏ cứng màu vàng nâu. Bên trong, đôi lá mầm màu trắng, chồng lên nhau và xoắn lại. Dược liệu không có mùi, vị ban đầu chua và chát, sau đó ngọt.
Phân bố: Cây kha tử được trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á, đặc biệt là ở Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Việt Nam, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan và Myanmar.
Môi trường sống: Kha tử là loài cây chịu bóng khi còn non và ưa sáng khi trưởng thành. Cây thường sinh trưởng ở các cánh rừng thưa, rừng thứ sinh ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển. Cây mọc hoang dọc sông suối, trên đất ẩm và phát triển tốt cả ở đất pha sét lẫn đất cát.
Thành phần hóa học của kha tử
Kha tử chứa hàm lượng tanin cao (chiếm 32–%) bao gồm axit gallic, axit chebulagic, punicalagin, chebulanin, corilagin, axit neochebulinic, axit ellagic, axit chebulinic,… mang lại khả năng kháng sinh tự nhiên.
Các hoạt chất như chebutin và terchebin giúp chống co thắt cơ trơn. Axit chebulinic, axit tannic và axit ellagic cũng được nghiên cứu có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Thành phần còn có đường glucose, arabinose, fructose, các acid amin, cùng tinh chất dầu vàng với các acid béo như palmitic, oleic và linoleic.
Công dụng của kha tử đối với sức khỏe
Theo y học hiện đại
- Kháng virus và kháng khuẩn tự nhiên: các hợp chất galloyl trong quả kha tử ức chế và tiêu diệt nhiều loại virus như virus cúm A, Epstein-Barr (EBV) và HPV giúp hỗ trợ điều trị hiệu viêm họng, khản tiếng, giảm ho rõ rệt trong 30 phút. Bên cạnh đó, quả kha tử chứa axit etanoic và axit ellagic có hoạt tính kháng khuẩn mạnh chống lại vi khuẩn như Clostridium Perfringens, Escherichia coli và vi khuẩn H.pylori, một loại vi khuẩn phổ biến trong bệnh viêm dạ dày, loét và ung thư dạ dày. [3]
- Hoạt tính chống nấm: thuốc sắc từ quả kha tử chống lại một số bệnh da liễu như nấm âm đạo, nấm da,…
- Chống co thắt cơ trơn và hỗ trợ hệ tiêu hóa
Thành phần tanin trong kha tử có khả năng chống co thắt cơ trơn, giúp giảm đau bụng, đồng thời hỗ trợ điều trị tiêu chảy và kiết lỵ mãn tính, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. - Hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm:Trong dịch chiết methanol của kha tử có chứa chebulic ellagitannin có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngoài ra còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm trên động vật.
- Điều trị trĩ và đổ mồ hôi trộm: Kha tử được sử dụng để điều trị bệnh trĩ nội và giảm đổ mồ hôi trộm.
- Làm đẹp: Nhờ đặc tính chống oxy hóa, quả kha tử được ứng dụng trong các sản phẩm dưỡng da và hỗ trợ trị mụn, giúp làn da khỏe mạnh và mịn màng.
Theo y học cổ truyền
Tính vị: Tính ôn, vị cay, đắng, hơi hăng.
Quy kinh: Phế, Đại tràng.
Công dụng:
- Chỉ khái: Giảm ho khan, ho có đờm.
- Liễm phế: Hỗ trợ điều trị viêm họng, khản tiếng, hen suyễn.
- Chỉ tả sáp tràng: Làm săn chắc ruột, trị tiêu chảy, cải thiện rối loạn tiêu hóa.
Chủ trị: Ho có đờm, ho khan, viêm họng, khản tiếng, hen suyễn, ra mồ hôi trộm và cầm máu. Chữa trĩ nội nội, kiết lỵ kinh niên.
Đối tượng sử dụng kha tử phù hợp
- Người mắc bệnh về đường hô hấp: Ho khan, ho có đờm, viêm họng, khản tiếng, viêm quản hoặc bị hen suyễn hoặc viêm amidan.
- Người gặp vấn đề về tiêu hóa: Bệnh nhân tiêu chảy mãn tính, kiết lỵ, hoặc rối loạn tiêu hóa. Người bị trĩ nội hoặc sa hậu môn do tiêu chảy kéo dài.
- Người cần tăng cường sức khỏe đường ruột: Người thường xuyên bị đau bụng hoặc ruột kích thích.
- Người muốn cải thiện sức khỏe toàn diện: Hỗ trợ làm đẹp da nhờ khả năng chống oxy hóa. Hỗ trợ điều trị các triệu chứng suy nhược do bệnh lý.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người có bệnh nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách sử dụng kha tử hiệu quả
Cách sử dụng kha tử như thế nào sẽ tùy thuộc vào mục đích điều trị bệnh. Dưới đây là hai cách thường được dùng trong đông y:
- Dùng trực tiếp: Loại bỏ vỏ, lấy phần thịt và hạt, ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ, giúp giảm đau rát cổ họng.
- Kết hợp thảo dược: Phối hợp kha tử với các dược liệu phù hợp, đun nhỏ lửa đến khi đủ dùng. Chia nước thuốc thành các phần và uống đều đặn cho đến khi khỏi bệnh.
Các bài thuốc hay từ kha tử
Kha tử được ứng dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa. Dưới đây là các bài thuốc mà bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc chữa tiêu chảy lâu ngày, sa hậu môn, lỵ do suy yếu và hàn
Dùng 10g quả cây kha tử, can khương, anh túc xá (mỗi vị 4g) tán thành bột mịn. Uống 3–6g bột pha nước ấm, mỗi ngày 3 lần.
Bài thuốc chữa viêm thương lõm vào, sâu quảng (tình trạng nhiễm trùng, viêm da do các vết loét sâu, lõm vào bên trong)
Dùng 20 quả kha tử, thanh đại, giáng hương (mỗi vị 4g) cùng 20g ngũ bội tử, tán thành bột mịn, trộn với dầu mè, bôi lên vết thương. Sử dụng ngày 2 lần.
Bài thuốc trị ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn, lỵ mãn tính kèm sốt, tiêu chảy lâu ngày
Sử dụng 5g quả kha tử nướng chín, bỏ hạt, phối với mộc hương và hoàng tiễn (mỗi vị 5g) tán bột mịn. Pha bột với 200ml nước sôi để nguội, uống 3 lần/ngày trong 7–10 ngày.
Bài thuốc trị thổ tả do lạnh, tâm tỳ loạn đau
Dùng kha tử, cam thảo, hậu phát, lương khương, phục linh, can khương, trần bì, thảo quả, thần khúc, mạch nha (mỗi vị 5g) tán bột mịn, trộn đều. Pha 6g bột với 200ml nước ấm, uống 2 lần/ngày đến khi khỏi.
Bài thuốc chữa ruột sôi, trĩ lậu, tiêu chảy do hàn hư, đi ngoài phân sống, bụng đau
Dùng 3g quả kha tử, 2g quất hồng, 2g cù túc xá, 4g cam khương, tán bột mịn. Pha 3–6g với 200ml nước ấm, uống 2 lần/ngày.
Bài thuốc chữa tiêu chảy mãn tính, trĩ nội, lỵ do nhiệt
Dùng 10g quả kha tử, mộc hương, hoàng liên (mỗi vị 5g) rửa sạch, phơi khô, tán bột mịn. Uống 3–6g pha nước nguội, sử dụng ngày 3 lần.
Bài thuốc chữa ho hen do hư phế hoặc ho kéo dài làm khàn giọng
Sắc 10g kha tử với 600ml nước cùng 5g cam thảo và hạnh nhân, đun nhỏ lửa 20 phút đến khi còn 300ml. Chia uống 3 lần/ngày, dùng trong 7–10 ngày.
Bài thuốc chữa phong hàn cảm mạo, khàn tiếng do viêm họng
Sắc 4 quả kha tử, 10g cát cánh, 6g cam thảo với 150ml nước và 150ml đồng tiện (nước tiểu đồng tử), đun nhỏ lửa còn 150ml. Nên uống khi còn ấm, mỗi ngày 1 than, sử dụng trong 10 ngày.
Sắc kha tử với các loại dược liệu chữa được ho, viêm họng, cảm mạo
Bài thuốc chữa ho do phế hư
Sắc 8g kha tử giã dập (bỏ hạt), 10g cát cánh, 6g cam thảo với 3 bát nước, đun còn 200ml. Chia làm 4 lần uống/ngày, mỗi ngày 1 tháng đến khi khỏi.
Bài thuốc chữa trẻ em ho có đờm
Nướng 1–2 quả kha tử, ngâm trong 100ml nước ấm với chút muối, khuấy đều. Ngậm và nuốt từ từ, dùng mỗi ngày 1 lần đến khi triệu chứng giảm.
Bài thuốc trị viêm họng, đau rát họng
Dùng 1–2 quả kha tử rửa sạch, cắt lấy vỏ, nhai kỹ và nuốt nước. Thực hiện 2–3 lần/ngày, liên tục trong 10 ngày.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi lạm dụng kha tử
Việc lạm dụng kha tử có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa: Hàm lượng tanin cao trong kha tử, nếu dùng quá liều, có thể gây kích ứng dạ dày, đầy hơi, táo bón hoặc nặng hơn là suy giảm chức năng tiêu hóa.
- Khô miệng, khó chịu vùng hầu họng: Sử dụng kha tử quá mức có thể làm khô niêm mạc, gây cảm giác khó chịu hoặc kích ứng ở vùng họng.
- Nguy cơ tổn thương gan và thận: Lạm dụng kéo dài có thể gây gánh nặng cho gan và thận, đặc biệt ở những người có sẵn bệnh lý nền liên quan đến hai cơ quan này.
- Dị ứng: Một số người nhạy cảm có thể gặp phản ứng dị ứng như ngứa, phát ban, hoặc khó thở.
Lưu ý khi sử dụng
Kha tử được ứng dụng nhiều trong việc chữa bệnh tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Dưới đây là những điểm cần đặc biệt quan tâm khi sử dụng kha tử để điều trị bệnh:
Dùng đúng liều lượng: Không lạm dụng kha tử, cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của thầy thuốc hoặc chuyên gia y học cổ truyền để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Thận trọng với một số đối tượng:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Chỉ sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ.
- Trẻ nhỏ: Nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng, đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi.
- Người có bệnh lý về gan, thận hoặc dạ dày cần sử dụng cẩn thận để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Tương tác với thuốc khác: Kha tử có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông máu, thuốc điều trị bệnh mạn tính hoặc kháng sinh. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc khác.
Kiểm tra dị ứng: Nếu có dấu hiệu dị ứng như phát ban, ngứa, khó thở sau khi dùng kha tử, cần ngưng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lựa chọn nguyên liệu sạch: Nên sử dụng kha tử từ nguồn uy tín, đảm bảo không bị nhiễm hóa chất hay vi khuẩn, nấm mốc để đảm bảo an toàn khi dùng.
Không sử dụng lâu dài: Kha tử có tác dụng tốt nhưng không nên dùng liên tục trong thời gian dài mà không có chỉ định, vì có thể gây tác dụng phụ như táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa.
Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh: Khi sử dụng kha tử để điều trị các bệnh về tiêu hóa, nên duy trì chế độ ăn uống nhẹ nhàng, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc quá cay nóng.
Mua kha tử ở đâu?
Kha tử là loại dược liệu thông dụng nên rất dễ tìm mua ở các tiệm thuốc Đông y, cửa hàng chuyên cung cấp thảo dược hoặc bạn có thể tìm mua ở các sàn thương mại điện tử uy tín trên toàn quốc.
Lưu ý: Chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đóng gói sạch sẽ, tránh trường hợp kha tử bị ẩm mốc.
Kết luận:
Kha tử là một thảo dược tự nhiên với tác dụng nổi bật như giảm ho, khản tiếng, viêm họng, hỗ trợ tiêu hóa và trị tiêu chảy nhờ hàm lượng tanin và các hoạt chất kháng viêm. Tuy nhiên, cần dùng đúng liều lượng, tránh lạm dụng để không gây tác dụng phụ như táo bón hay kích ứng tiêu hóa.
Nếu bạn đang tìm một sản phẩm có chiết xuất từ kha tử và có công dụng giảm nhanh các triệu chứng ho, đau họng rát cổ, long đờm hiệu quả có thể tham khảo Thiên Môn Bổ Phế và Siro Ho Bengold của Mediphar USA. Chúng tôi tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm chức năng có nguồn gốc dược liệu với chất lượng ưu tiên hàng đầu.
Tài liệu tham khảo:
- Duocdienvietnam.com. (n.d.). Kha tử. Retrieved January 7, 2025, from https://duocdienvietnam.com/kha-tu/
- U.S. National Library of Medicine. (2013). Medical Uses of Iodine in Clinical Medicine. National Center for Biotechnology Information. Retrieved from https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3631759/
- Kunutsor, S. K., Apekey, T. A., & Walley, J. (2013). Vitamin D and risk of future hypertension: A quantitative review and meta-analysis of longitudinal studies. Maturitas, 73(3), 241-251. Retrieved from https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0944711313000330?via%3Dihub
- Srikumar, R., Parthasarathy, N. J., & Shankar, E. M. (2007). Clinical Study of ‘Triphala’ – A Well Known Phytomedicine from India. ResearchGate. Retrieved from https://www.researchgate.net/publication/43561239_Clinical_Study_of_’Triphala’-A_Well_Known_Phytomedicine_from_India
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.