Điều kiện, thủ tục làm chứng chỉ hành nghề dược và một số lưu ý quan trọng

Điều kiện, thủ tục làm chứng chỉ hành nghề dược và một số lưu ý quan trọng

Trong lĩnh vực dược phẩm, chứng chỉ hành nghề dược không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là minh chứng cho năng lực chuyên môn và uy tín của người hành nghề. Đối với các dược sĩ hay nhà thuốc, việc hiểu rõ điều kiện và thủ tục làm chứng chỉ hành nghề dược là vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động hợp pháp, chuyên nghiệp và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công, sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe và hợp tác với hơn 2000 nhà thuốc trên toàn quốc, Mediphar USA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện và thủ tục làm chứng chỉ hành nghề dược. Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới trong bài viết dưới đây nhé!

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề dược
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề dược

Chứng chỉ hành nghề dược là gì?

Theo luật dược 2016, chứng chỉ hành nghề dược là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và đáp ứng đủ các điều kiện theo theo quy định của pháp luật thực hiện các công việc nhất định, gồm:

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
  • Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
  • Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Chứng chỉ hành nghề dược do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
Chứng chỉ hành nghề dược do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp

Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề dược

Theo Điều 13 Luật Dược 2016, để được cấp chứng chỉ hành nghề dược, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Trình độ chuyên môn:

Cá nhân phải có văn bằng chuyên môn phù hợp với vị trí công việc, được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam.

Người có trình độ chuyên môn mới được cấp chứng chỉ hành nghề dược
Người có trình độ chuyên môn mới được cấp chứng chỉ hành nghề dược
  1. Thời gian thực hành chuyên môn:

Muốn được cấp chứng chỉ hành nghề dược phải từng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hợp pháp trong khoảng thời gian nhất định, tùy theo trình độ đào tạo. 

Theo quy định tại Điều 13 Luật Dược 2016, để được cấp Chứng chỉ hành nghề dược, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện về văn bằng chuyên môn và thời gian thực hành tại cơ sở dược phù hợp với vị trí công việc. Cụ thể:

Đối với Dược sĩ trung cấp

  • Văn bằng chuyên môn: Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược.
  • Thời gian thực hành:
    • Nếu chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc: Cần có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
    • Nếu chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của tủ thuốc trạm y tế xã: Cần có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đối với Dược sĩ cao đẳng

  • Văn bằng chuyên môn: Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược.
  • Thời gian thực hành:
    • Nếu chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc: cần có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
    • Nếu chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc: cần có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Đối với Dược sĩ đại học

  • Văn bằng chuyên môn: Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (Dược sĩ).
  • Thời gian thực hành:
    • Nếu chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc: cần có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
    • Nếu chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc: cần có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Lưu ý: Thời gian thực hành được tính từ ngày bắt đầu làm việc tại cơ sở dược có liên quan đến lĩnh vực hành nghề, và cần được xác nhận bằng văn bản bởi người đứng đầu cơ sở nơi thực hành. Ngoài ra, cá nhân cần có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp và không thuộc các trường hợp bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.

  1. Sức khỏe:

Bản thân người muốn nhận chứng chỉ phải đủ sức khỏe để hành nghề dược qua  việc có giấy khám sức khỏe đạt yêu cầu được cấp bởi các cơ sở y tế.

  1. Đạo đức nghề nghiệp:

Cá nhân muốn được cấp chứng chỉ không được phép đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hồ sơ làm chứng chỉ hành nghề dược

Hồ sơ làm chứng chỉ hành nghề dược
Hồ sơ làm chứng chỉ hành nghề dược

Theo Điều 24 Luật Dược 2016 quy định về hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược như sau:

  1. Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược có ảnh chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
  2. Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn.
  3. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
  4. Giấy xác nhận về thời gian thực hành chuyên môn do người đứng đầu cơ sở nơi người đó thực hành cấp.
  5. Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược đối với trường hợp đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược quy định tại khoản 9 Điều 28 của Luật này.
  6. Bản sao có chứng thực căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
  7. Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận hiện không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
  8. Trường hợp cấp Chứng chỉ hành nghề dược do bị thu hồi theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này thì người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược chỉ cần nộp đơn theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Hồ sơ làm chứng chỉ hành nghề dược
Hồ sơ làm chứng chỉ hành nghề dược

Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược mới nhất

Thủ tục làm chứng chỉ hành nghề dược

Thủ tục làm chứng chỉ hành nghề dược
Thủ tục làm chứng chỉ hành nghề dược

Theo thông tư số 41/2015/TT-BYT, thủ tục làm chứng chỉ hành nghề dược bao gồm 4 bước:

Bước 1: Gửi hồ sơ

Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề
Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề

Người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung chứng chỉ hành nghề dược nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:

  • Bộ Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi;
  • Sở Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét hồ sơ.

Bước 2: Trả phiếu tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung chứng chỉ hành nghề dược phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
  • Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ

Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược có trách nhiệm:

  • Cấp Chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
  • Cấp Chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp Chứng chỉ hành nghề dược bị thu hồi theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật dược 2018; trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ

Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung gửi cho người đề nghị trong thời hạn sau:

  • 10 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược;
  • 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược. 

Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

  • Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 54/2017/NĐ-CP;
  • Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Lưu ý: Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, người đề nghị không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

Bước 4: Công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử

Công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử
Công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp chứng chỉ hành nghề dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị các thông tin sau:

  • Họ, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược;
  • Số chứng chỉ hành nghề dược;
  • Phạm vi hoạt động chuyên môn.

Thời gian và chi phí làm chứng chỉ hành nghề dược

Thời gian xử lý hồ sơ

Thời gian xử lý hồ sơ
Thời gian xử lý hồ sơ

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế sẽ cấp Chứng chỉ hành nghề dược. Trường hợp không cấp, cơ quan sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 

Chi phí cấp chứng chỉ hành nghề dược

Chi phí cấp chứng chỉ hành nghề dược
Chi phí cấp chứng chỉ hành nghề dược

Lệ phí thẩm định hồ sơ: Theo quy định tại Thông tư số 277/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, lệ phí thẩm định hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề dược là 500.000 đồng/hồ sơ. 

Lưu ý:

  • Thời gian xử lý hồ sơ có thể thay đổi tùy theo quy định của từng địa phương và tình hình thực tế.
  • Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dược được áp dụng thống nhất trên toàn quốc theo quy định hiện hành.

Một số lưu ý quan trọng

  1. Giấy xác nhận thực hành chuyên môn: Phải được cấp bởi cơ sở hợp pháp và có chữ ký của người đứng đầu.
  2. Phiếu lý lịch tư pháp: Nên chuẩn bị sớm do thời gian cấp có thể kéo dài.
  3. Thông tin hồ sơ: Đảm bảo tính chính xác và thống nhất giữa các giấy tờ.
  4. Cập nhật quy định: Thường xuyên theo dõi các văn bản pháp luật mới liên quan đến hành nghề dược.

Xem thêm: Quy định mới nhất về thời gian thực hành cấp chứng chỉ hành nghề dược

Một số câu hỏi thường gặp về chứng chỉ hành nghề dược

Chứng chỉ hành nghề có thời hạn không?

Không, theo quy định tại Điều 29 Luật Dược 2016, chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trên toàn quốc.

Chứng chỉ hành nghề bị mất có xin cấp lại được không?

Được, bị mất chứng chỉ hành nghề có thể nộp hồ sơ và lệ phí để xin lại 

Khi chuyển địa điểm kinh doanh dược, có cần điều chỉnh nội dung chứng chỉ không?

Có, khi chuyển địa điểm kinh doanh dược, bạn cần điều chỉnh nội dung dựa trên quy định tại Điều 5 Nghị định 54/2017/NĐ-CP.  

Việc sở hữu chứng chỉ hành nghề dược không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là bước khẳng định năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người làm nghề trong lĩnh vực dược phẩm. Hiểu rõ và chuẩn bị kỹ càng các điều kiện, thủ tục làm chứng chỉ hành nghề dược sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tránh sai sót và đảm bảo đáp ứng đúng quy định của pháp luật.

Nếu bạn đang tìm nguồn hàng chất lượng, uy tín cho nhà thuốc của mình thì Mediphar USA là sự lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu. Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị tiên phong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt chuẩn GMP đầu tiên tại miền Nam. Hãy liên hệ ngay với Mediphar USA qua hotline 0903 893 866 để được tư vấn tận tình với giá tốt nhất!

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

    Liên hệ MEDIPHAR USA



    Bài viết liên quan