Dạ dày là cơ quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa nói riêng và toàn bộ sức khỏe nói chung. Nếu chẳng may không khỏe, đừng lo vì đã có 9 cách chữa đau dạ dày dân gian sau đây. Áp dụng ngay để không còn phải lăn tăn khi tìm hướng điều trị nữa nhé!
9 cách chữa đau dạ dày dân gian
Nghệ kết hợp với mật ong
Nhắc đến nghệ, không chỉ có những bài thuốc tán huyết, thông kinh lạc, hành khí mà còn chữa bệnh đau bao tử cực kỳ hiệu quả. Thông thường, mọi người vẫn bổ sung thêm mật ong vào để nâng cao công dụng nhanh chóng hơn. Bởi trong mật ong cũng có kháng sinh tự nhiên rất tốt, giúp giảm đau và làm lành tổn thương nhanh chóng cho dạ dày.
Nghệ có thể chữa được bệnh đau dạ dày nhờ chiết xuất curcumin khoảng 4% với các hoạt tính sinh học đặc trưng hỗ trợ chức năng tiêu hóa, kháng khuẩn mà không làm tăng tiết dịch vị dạ dày. Thậm chí thành phần này còn có thể ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh ung thư dạ dày.
Chuẩn bì: 2 thìa bột nghệ, 1 thìa mật ong
Thực hiện:
- Pha 2 thìa bột nghệ với 1 thìa mật ong vào 150ml nước ấm và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp tan hết.
- Mỗi ngày uống 3 lần sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, riêng với bữa sáng uống trước khi ăn 15 phút.
Mật ong và chuối xanh
Ngoài nghệ ra thì chuối xanh cũng là thực phẩm khi kết hợp với mật ong cũng có công dụng rất tốt trong việc trị đau dạ dày. Vì trong chuối xanh có thành phần làm lành niêm mạc dạ dày, ức chế axit và còn làm giảm tình trạng ợ nóng.
Chuẩn bị: Một vài trái chuối xanh, 2 muỗng mật ong
Thực hiện:
- Chuối xanh lột vỏ và cắt thành từng lát mỏng
- Phơi khô chuối đã cắt lát, sau đó xay thành bột rồi bảo quản trong lọ thủy tinh
- Mỗi ngày lấy 1 muỗng bột chuối xanh pha cho thêm vào cùng với 1 muỗng mật ong nguyên chất trong nước ấm và uống đều đặn để mau thấy kết quả.
Dùng nha đam
Nha đam hay có tên gọi khác là lô hội, điều trị rất tốt chứng chướng bụng, đầy hơi, nhất là dùng vào buổi sáng. Đó là vì trong nha đam có chứa phytochemical – thành phần kháng viêm, chứa các kháng sinh và sát trùng rất tốt. Chúng sẽ thúc đẩy phát triển các lợi khuẩn cho đường ruột, và đẩy lùi các vi khuẩn có hại.
Chuẩn bị: 1 vài cây nha đam
Thực hiện:
- Nha đam sau khi bỏ sạch lớp vỏ vàng gần gốc thì rửa và cho vào máy xay lấy nước uống.
- Kiên trì uống nước ép nha đam mỗi ngày sau bữa ăn giúp giảm đau dạ dày và các chứng đầy hơi rất nhanh chóng.
Trà hoa cúc
Hoa cúc thường được dùng để hỗ trợ những chứng bệnh về đường tiêu hóa như đau rát dạ dày. Trong Đông y, loài hoa này có vị ngọt hơi đắng, tính hàn, nhưng mùi thơm cực kì dễ chịu giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
Tinh dầu được tiết ra từ hoa cúc có chứa adenin, cholin, axit amin, vitamin A và B1 sẽ làm dịu những cơn co thắt dạ dày tức thì. Uống trà hoa cúc sẽ làm cho tinh thần thoải mái, giấc ngủ sâu không bị “quấy rối” bởi những cơn đau bao tử.
Chuẩn bị: 5 – 6 bông hoa cúc khô
Thực hiện:
- Đem 5 – 6 bông hoa cúc khô cho một ấm hoặc ly thủy tinh
- Cho khoảng 200ml nước sôi vào hãm trong vòng 10 – 15 phút
- Hãy uống khi trà còn nóng và trước khi đi ngủ 60 phút để đạt được hiệu quả cao nhất
Bắp cải chữa đau dạ dày
Bắp cải là thực phẩm thuộc tính hàn và có công dụng thanh nhiệt, bổ cho tỳ vị, tốt cho dạ dày. Theo nghiên cứu cho thấy, trong bắp cải có các vitamin, muối khoáng, ,…hỗ trợ tốt trong việc chữa các bệnh về dạ dày như: viêm loét dạ dày, đau dạ dày…
Chuẩn bị: 1 – 2 chiếc bắp cải
Cách làm:
- Bắp cải ngâm nước muối cho thật sạch sau đó đem đi rửa lại để ráo rồi mang chần với nước sôi.
- Cho bắp cải đã chần qua nước sôi vào máy xay sinh tố xay cho thật nhuyễn.
- Lọc lại phần bắp cải đã xay thành nước và uống. Chia đều ra uống mỗi ngày để có hiệu quả.
Lá bạc hà
Đây là loại lá không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Lá bạc hà ứng dụng được trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có khả năng làm dịu cơ bụng và hỗ trợ các chức năng của mật. Giúp hạn chế việc đau dạ dày, khó chịu, ợ hơi.
Chuẩn bị: một ít lá bạc hà khô
Thực hiện:
- Cho lá bạc hà khô vào ly rồi chế khoảng 150 – 200ml nước sôi vào hãm trong vòng 10 – 15 phút.
- Sau đó uống chậm rãi, từ từ để làm giảm chứng đau dạ dày.
Uống nước đậu rồng
Trong đậu rồng sẽ chứa những hoạt chất có công dụng làm lành các vết bị loét, hỗ trợ bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, ngăn tình trạng xuất huyết dạ dày. Từ đó, khiến người bệnh có thể hạn chế được những cơn đau gây cản trở quá trình tiêu hóa.
Chuẩn bị: 100g đậu rồng, 1 muỗng mật ong nguyên chất
Cách làm:
- Đậu rồng tách lấy hạt rồi rửa sạch, sau đó đem đi phơi khô.
- Đậu rồng khi đã khô thì xay nhuyễn thành bột và pha chung với mật ong để uống.
- Chỉ cần uống đều đặn mỗi ngày sau thời gian ngắn sẽ có kết quả rõ rệt.
Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô
Không chỉ mới đây mà từ xưa ông bà ta đã dùng lá tía tô để chữa những căn bệnh liên quan đến dạ dày. Bởi trong loại lá này có chứa glycosid và tanin có khả năng làm giảm các vết loét, làm lành vết thương và kiểm soát dịch axit được tiết ra trong dạ dày.
Bên cạnh đó, lá tía tô còn hỗ trợ được các bệnh lý như ợ chua, ợ nóng, chướng bụng và trào ngược dạ dày cực kỳ hiệu quả.
Chuẩn bị: một nắm lá tía tô
Thực hiện:
- Lá tía tô rửa với nước rồi để ráo.
- Nấu khoảng 500ml nước lọc với lá tía tô đã chuẩn bị, hãm để lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Nước lá tía tô nên uống khi còn ấm sẽ có hiệu quả chữa trị cao hơn trong việc trị đau dạ dày.
Trị đau dạ dày bằng cam thảo
Trong số các bài thuốc dân gian thì cam thảo là thành phần mà chúng ta rất thường xuyên nghe đến. Cam thảo có vị ngọt, giúp đả thông kinh mạch rất tốt. Đồng thời còn có khả năng trị ho, đau họng và cả đau dạ dày.
Chính nhờ hàm lượng axit glucuronic có khả năng ức chế các loại vi khuẩn độc hại, chống lại các cơn co thắt và hồi phục nhanh những vết thương ở đường tiêu hóa.
Chuẩn bị: 2 – 3g rễ cây cam thảo
Thực hiện:
- Đem rễ cam thảo đi phơi khô.
- Sau đó đun sôi nước và cho phần rễ phơi khô vào nấu khoảng 5 – 7 phút là có thể uống được.
- Uống trà cam thảo 3 lần/ngày trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút sẽ giúp giảm đau, an thần, ngủ ngon. Tuy nhiên, những người bị huyết áp thấp, có các bệnh liên quan đến gan hoặc đang mang thai thì không nên uống.
Áp dụng các bài tập để hết đau dạ dày
Xoa bụng chữa viêm loét dạ dày
Bên cạnh các món ăn để cải thiện tình trạng đau dạ dày, áp dụng các động tác xoa bụng cũng sẽ giúp làm giảm các cơn đau co thắt bao tử hiệu quả.
Cách làm:
- Đặt hai bàn tay chồng lên nhau trên vùng thượng vị ( phần nằm trên rốn ) và xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
- Trong quá trình xoa bụng, hãy dùng tay ấn nhẹ xuống dưới để kích thích hệ tiêu hóa.
- Để tăng thêm hiệu quả và cảm giác, có thể dùng dầu nóng để thoa bụng, làm giảm nhanh các cơn đau.
Gập người
Một trong những bài tập rất đơn giản để chữa đau dạ dày mà ai cũng có thể thực hiện chính là gập người. Mỗi ngày chỉ cần dành ra một ít thời gian với các thao tác sau:
- Tư thế đứng thẳng và mở hai chân rộng bằng vai.
- Giơ 2 tay lên cao và hướng ánh mắt nhìn theo.
- Gập người từ từ xuống thấp cho đến khi tay chạm vào ngón chân cái.
- Từ từ đưa tay sang tư thế ngang vai rồi trở về tư thế ban đầu.
- Thực hiện động tác 4 lần, mỗi lần 8 nhịp đều đặn sẽ thấy cơn đau dần thuyên giảm.
Xoa bóp vùng bụng
Động tác xoa bóp là liệu pháp vật lý trị liệu rất đơn giản và an toàn có thể thực hiện ngay tại nhà để giảm cơn đau dạ dày. Nó còn làm giảm tình trạng bệnh và tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở cả người lớn và trẻ em.
Thực hiện:
Xoa vuốt bụng nhẹ nhàng: sử dụng gốc bàn tay xoa tròn nhẹ nhàng để thư giãn cơ ở bụng giúp lưu thông khí huyết, giảm đau và tăng cường tiêu hóa.
Xát vùng bụng: dùng gốc bàn tay xát trực tiếp lên da theo hướng thẳng hoặc hướng ngang để thông kinh lạc, kiểm soát cơn đau.
Miết bụng: Miết thật chặt ngón tay cái vào da rồi từ từ chuyển theo hướng thẳng lên, xuống rồi sang ngang. Trong khi miết cố gắng kéo căng da và di chuyển từ trung quản xuống rốn.
Lăn bụng: kết hợp mu bàn tay và mô ngón út lăn trực tiếp lên nơi vùng bị đau nhức để thông kinh lạc, giảm huyết ứ và lưu thông khí huyết.
Lắc bụng: sử dụng cả hai bàn tay nắm vào hai bên bụng. Sau đó lắc cơ bụng trực tiếp trong khoảng 2 đến 3 phút và chuyển sang day ấn huyệt vị.
Tắc phát bụng: khum nhẹ bàn tay để lòng bàn tay lõm và các ngón tay khít chặt vào nhau phát từ mức độ nhẹ đến vừa ở bụng để làm giảm sức căng. Thao tác này cũng sẽ giúp mềm cơ và thông kinh hoạt lạc.
Ưu điểm và nhược điểm của các bài thuốc dân gian
Ưu điểm
Bất kỳ phương thức nào cũng đều có ưu và nhược điểm cụ thể. Vậy các bài thuốc dân gian có những điểm cộng nào?
- Những nguyên liệu rất dễ tìm với giá thành khá rẻ.
- Các phương pháp này thường an toàn, lành tính, không gây ra các tác dụng phụ.
- Tiết kiệm được thời gian và chi phí, dễ thực hiện.
- Hầu như có thể áp dụng được với mọi đối tượng.
Nhược điểm
- Vì là những dược liệu từ thiên nhiên nên các phương pháp dân gian này thường có tác dụng chậm. Người bệnh cần kiên trì và thực hiện đều đặn mới có thể thấy kết quả.
- Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà bệnh có thể thuyên giảm hoặc chữa trị hoàn toàn được hay không.
- Nếu áp dụng sai cách sẽ mất thời gian và công sức, tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Menpeptine – Giải pháp số 1 trong việc điều trị đau dạ dày
Sau khi phân tích cả ưu và nhược điểm của việc áp dụng các cách trị dân gian như ông bà xưa hay truyền miệng, có lẽ chúng ta cũng hiểu được vấn đề ở nhiều khía cạnh.
Đau dạ dày là chứng bệnh không chừa một ai, nếu kéo dài lâu ngày sẽ có thể biến chứng thành những tình trạng nghiêm trọng hơn. Thế nên, không thể chỉ dựa vào các bài thuốc dân gian để điều trị. Đó là lý do vì sao men tiêu hóa Menpeptine của Mediphar USA ra đời.
Mục đích chính được tạo ra của sản phẩm này chính là làm giảm các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, … Đặc biệt Menpeptine rất an toàn, lành tính mà không hề gây ra tác dụng phụ nào cho trẻ em và người lớn khi sử dụng.
Không những các vấn đề liên quan đến đường ruột được giải quyết mà người bệnh sẽ còn cảm thấy ăn uống ngon miệng, kích thích vị giác hơn. Đồng thời ngăn ngừa không cho các chứng đau dạ dày quay trở lại nữa.
Chất lượng sản phẩm cam kết đảm bảo chất lượng vì được sản xuất bởi công ty thực phẩm chức năng hàng đầu Mediphar USA. Với nhà máy chuẩn GMP, mọi công đoạn đều được kiểm định gắt gao, nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu nên hoàn toàn có thể yên tâm.
Lưu ý khi chữa đau dạ dày tại nhà
Dù chữa đau dạ dày bằng các cách dân gian hay hiện đại thì cũng cần phải lưu ý cách sử dụng để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
- Để đảm bảo mọi vấn đề về sức khỏe, hãy hỏi qua ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước bởi những bài thuốc dân gian hoặc bất kỳ sản phẩm nào.
- Trong thời gian chữa trị bệnh, tuyệt đối không sử dụng cà phê, rượu bia, nước ngọt có ga và chất kích thích như thuốc lá.
- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, có dầu mỡ và những thức ăn được chế biến sẵn, đồ đóng hộp.
- Sinh hoạt đời sống mỗi ngày có khoa học, nghỉ ngơi một cách hợp lý.
- Duy trì tâm lý luôn thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.
- Bổ sung nước ép hoa quả, rau củ từ thiên nhiên để tăng thêm chất dinh dưỡng, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Thêm protein từ thịt, cá, trứng, ức gà, sữa,… trong các bữa ăn hằng ngày.
- Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Luôn nằm hoặc ngồi trong tư thế thoải mái nhất để máu lưu thông, tốt cho việc điều trị những cơn đau dạ dày.
Sau khi tìm hiểu 9 cách chữa đau dạ dày dân gian cùng thêm vài bài tập, đặc biệt là men tiêu hóa Menpeptine, người bệnh đã có thêm nhiều hướng điều trị cho vấn đề của mình. Chỉ cần kiên trì và can thiệp kịp thời thì chắc chắn hệ tiêu hóa sẽ trở nên khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.