Ăn gì để tăng sức đề kháng? 10 món ăn hỗ trợ tăng đề kháng

Ăn gì để tăng cường sức đề kháng?

Việc tăng cường sức đề kháng là giúp hỗ trợ cho cơ thể chống lại với bệnh tật, đặc biệt là trong thời gian thời tiết đang dần trở lạnh hiện nay. Sức đề kháng khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cần biết về sức đề kháng, ăn gì để tăng sức đề kháng và những món ăn nào hỗ trợ tăng đề kháng hiệu quả nhất!

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của tất cả mọi người. Vì sức đề kháng là khả năng mà cơ thể chúng ta tự khắc chế và chống lại bệnh tật, các mầm bệnh xâm nhập. Sức đề kháng khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể hạn chế được sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… hạn chế được các tác nhân tự nhiên gây bệnh từ môi trường như nắng, gió lạnh, mưa rào, không khí,…

Đặc biệt, đối với những người đang mắc bệnh mãn tính thì việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể càng quan trọng hơn. Vì nếu sức đề kháng của các bệnh nhân này suy giảm thì sẽ rất dễ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý.

Hiện nay, Nhiều người trẻ tuổi, các thanh thiếu niên vẫn thường nghĩ chỉ có trẻ em và những người cao tuổi mới cần tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ y tế thì hiện nay tỉ lệ người trẻ tuổi mắc các bệnh lý về hô hấp, tim mạch, huyết áp,… ngày càng tăng cao, thậm chí số lượng người trẻ bị đột quỵ cũng ngày càng nhiều. Nguyên nhân một phần là do sức đề kháng của những người này bị suy yếu, khiến cho cơ thể suy nhược, không thể vận hành cơ chế sự phòng thủ để hạn chế bệnh tật.

Xem thêm => Bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì để cơ thể phục hồi nhanh chóng

Những dấu hiệu cho thấy sức đề kháng đang bị suy giảm

ăn gì để cường sức đề kháng, ăn gì để cường sức để kháng cho trẻ
Dấu hiệu cho thấy sức đề kháng đang bị suy giảm

Cơ thể luôn đưa ra những cảnh báo, dấu hiệu cơ thể đang dần suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng kém:

  • Cơ thể suy nhược, thường xuyên mệt mỏi: Khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, hệ miễn dịch và các cơ quan chức năng khác trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Cơ thể thường xuyên gặp các triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, người hay thơ thẩn và thiếu sức sống.
  • Tinh thần suy nhược: Tinh thần suy nhược, uể oải, kém tập trung,…là một trong số những dấu hiệu cho thấy sức đề kháng đang trong tình trạng suy yếu.
  • Hệ tiêu hoá, Hệ thống đường ruột kém: Hệ tiêu hoá đường ruột và hệ miễn dịch/ sức đề kháng có quan hệ mật thiết với nhau. Khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến cho hệ tiêu hoá làm việc trì trệ, kém hấp thu và dễ bị các bệnh lý về hệ tiêu hoá đường ruột như đầy bụng, nôn mửa thậm chí tiêu chảy,… khi ăn phải thực phẩm kém vệ sinh.
  • Dễ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn, khó chữa lành vết thương: Khi sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể phải triển khỏe mạnh thì các vết thương (nếu có) sẽ dễ được chữa lành nhanh chóng và cũng dễ cầm được máu hơn so với những người có sức đề kháng kém. Ngoài ra, người có sức đề kháng kém còn dễ mắc các bệnh lý về nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, virus xâm nhập.
  • Dễ bị cảm lạnh và dễ tái phát bệnh: Các loại vi khuẩn, virus gây cảm cúm, cảm lạnh,… dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho người có sức đề kháng kém. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi đột ngột, các bệnh lý về đường hô hấp, viêm phế quản, viêm vòng họng,… sẽ rất dễ mắc phải và dễ dàng tái phát.
Xem thêm => Bị ho kiêng ăn gì và những thực phẩm hỗ trợ giảm ho nhanh chóng

Ăn gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể?

Vitamin có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch cho cơ thể:

Ăn gì để tăng cường sức đề kháng, ăn gì để tăng sức đề kháng cho bé
Ăn gì để tăng cường sức đề kháng?

Vitamin A

Vitamin A có chứa nhiều trong rau ngót, rau dền, quả gấc, các loại gan động vật và gia cầm như gan bò, gan lợn, gan gà,… Việc bổ sung đầy đủ Vitamin A cho cơ thể sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý do nhiễm khuẩn, đặc biệt còn giúp ngăn ngừa được nguy cơ tử vong ở trẻ em.

Vitamin E

Dầu ô liu, đậu tương, giá đỗ, lúa mạch, các loại rau có màu xanh đậm,…đều có chứa rất nhiều Vitamin E. Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp hỗ trợ chuyển hóa tế bào, ngăn ngừa vào bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và phát triển trí não toàn diện.

Vitamin D

Ngoài công dụng giúp hỗ trợ cho xương phát triển khoẻ mạnh, Vitamin D còn có công dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cực kỳ hiệu quả, hỗ trợ tuần hoàn, hỗ trợ thần kinh trung ương và hỗ trợ hệ tiêu hoá đường ruột. Theo thống kê thì Vitamin D được tổng hợp từ chế độ ăn uống khoảng từ 10 đến 20%, chính vì vậy, việc bổ sung Vitamin D từ thực phẩm hằng ngày là điều thiết yếu. Các loại hải sản, lòng đỏ trứng,… là những thực phẩm giàu vitamin D.

Vitamin C

Vitamin C được nhiều người biết đến với công dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Thiếu vitamin C sẽ làm suy giảm miễn dịch, kéo theo tình trạng khô nứt da, hao hụt lượng bạch cầu và tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác. Thực phẩm chứa nhiều Vitamin C nhất là các loại trái cây và rau củ như cam, quýt, bưởi, ổi, rau dền, bông cải xanh,…

Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B bao gồm có vitamin B1, B3, B6, B9, B12,…đều tham gia vào các hoạt động của cơ chế hệ miễn dịch, tổng hợp và bổ sung các chất dinh dưỡng. Đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ em thì đặc biệt cần bổ sung các vitamin nhóm B. Chúng chứa nhiều trong cám gạo, các loại ngũ cốc, các loại đậu hạt,…

Sắt

Sắt là chất rất cần thiết cho quá trình phân bào, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Có thể chọn nấm mèo (mộc nhĩ), rau dền đỏ, lòng đỏ trứng, cua đồng, nấm hương,… để bổ sung sắt.

Kẽm

Cũng như sắt, kẽm cũng tham gia vào các hoạt động của các tế bào. Cơ thể thiếu kẽm rất dễ gây suy giảm miễn dịch, hạn chế hiệu quả của khứu giác và vị giác, suy giảm các chứng năng tiêu hoá, hô hấp do nhiễm khuẩn. Có thể chọn bổ sung kẽm bằng các loại thực phẩm như trứng, cá, tôm, nghêu sò,…

Selen 

Selen hỗ trợ sự phát triển tế bào bạch cầu cho cơ thể, một phần của hệ miễn dịch khỏe mạnh, ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại, hỗ trợ đào thải độc tố,…

Top 10 món ăn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả

Trái cây họ nhà cam 

Trong các loại trái cây họ nhà cam đều chứa rất nhiều vitamin rất tốt cho sức đề kháng, đặc biệt là vitamin C. Ngoài ra, trái cây họ nhà cam quýt còn có khả năng hỗ trợ giảm nhanh các bệnh cảm vặt, ho, sốt,…

Các loại rau củ quả

Các loại rau củ quả gồm: bông cải xanh, rau cải bó xôi, ớt chuông,… chứa nhiều vitamin C, ngoài ra còn cung cấp 1 lượng vitamin A, B, E dồi dào cho cơ thể. Hỗ trợ tốt cho sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Không chỉ vậy, các khoáng chất và chất xơ trong các loại rau củ này còn giúp hỗ trợ sắc đẹp, làm da và làm chậm quá trình lão hoá.

Tỏi

Tỏi có tác dụng rất tốt cho việc tăng cường sức đề kháng. Tỏi được xem như thần dược điều trị các loại cảm mạo, huyết áp và hệ hô hấp cho cơ thể. Các khoáng chất có trong tỏi giúp tiêu diệt các vi khuẩn và mầm bệnh cho cơ thể khỏe mạnh.

Nghệ

Ngoài công dụng hỗ trợ làm đẹp cho các chị em, nghệ còn có khả năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hạn chế các hoạt động của các tế bào gây ung thư, tim mạch tiềm ẩn, chống viêm và hỗ trợ vấn đề xương khớp cực kỳ hiệu quả.

Gừng

Gừng có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao, có công dụng hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng cảm lạnh như ho, đau rát cổ họng, viêm họng, và tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho cơ thể.

Trà xanh

Trà xanh hay còn gọi là lá chè tươi có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, đào thải độc tố, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt, giúp cơ thể khoẻ mạnh, trí não minh mẫn.

Các loại trái cây giàu C

Các loại trái cây tươi gần gũi với chung ta nhu đu đủ, bưởi, kiwi,… là nguồn cung cấp vitamin dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng khỏe mạnh. Ngoài ra còn bổ sung kali, vitamin K chống oxy hóa cho cơ thể.

Các loại hạt

Hạnh nhân, hạt hướng dương,… chứa lượng vitamin E dồi dào. Ngoài ra, trong các loại hạt này có chứa selen giúp hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Thịt gia cầm

Thịt các loại gia cầm chứa lượng Vitamin B dồi dào, giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm, hỗ trợ hệ tiêu hoá đường ruột, tăng cường các tế bào hồng cầu và sức đề kháng khoẻ mạnh.

Hải sản và các loại động vật có vỏ

Hải sản như tôm, cá mực,… và các loại động vật có vo như cua, nghêu, ốc, hến,… cực kỳ giàu kẽm và khoáng chất. Chúng là thực phẩm tốt được chọn để hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch và sức đề kháng.

Kết luận

Sức đề kháng là chìa khóa cho một cơ thể phát triển khoẻ mạnh. Chính vì vậy ăn gì để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch sẽ giúp các cơ quan tế bào trong cơ thể được khỏe mạnh và thực hiện tốt chức năng cụ thể. Bài viết trên được tham khảo bởi Dược sĩ của Công ty Mediphar USA về các thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. 

Hy vọng những thông tin này hữu ích và chúc bạn sức khoẻ dồi dào, sức đề kháng khoẻ mạnh!

Liên hệ với chúng tôi theo

Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan