Tất tần tật về hồ sơ và thủ tục mở phòng khám nha khoa

Thủ tục mở phòng khám nha khoa

Thủ tục mở phòng khám đa khoa ngoài những giấy tờ pháp lý để mở phòng khám nha khoa, các chứng chỉ hành nghề của bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt thì còn những điều kiện nào cần có để mở một phòng khám nha khoa? Thủ tục để mở một phòng khám nha khoa thường đơn giản, tuy nhiên để hoàn thành được nhanh chóng và thuận lợi thì các bước chuẩn bị hồ sơ cần có và các điều kiện khi mở phòng khám cần phải được nắm rõ và đầy đủ.

Thủ tục mở phòng khám nha khoa
Thủ tục mở phòng khám nha khoa

Khám niệm về phòng khám nha khoa

Phòng khám nha khoa hay còn gọi với cái tên khác là phòng khám Răng – Hàm – Mặt, được xem là một khoa học nghiên cứu, chẩn định, chữa và phòng chống các bệnh về răng và các bộ phận khác trong miệng như xương hàm, nướu, và mạc mô trong miệng, gồm luôn cả các phần gần xương mặt và má.

Điều kiện mở phòng khám nha khoa

Những điều kiện mở phòng khám nha khoa được quy định tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP và một số sửa đổi bổ sung/ bãi bỏ có trong Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP gồm có những điều kiện quy định về Cơ sở vật chất, Trang thiết bị y tế, Nhân sự.

   Đối với điều kiện về cơ sở vật chất:

  • Phải có địa điểm cố định và tách biệt với khu sinh hoạt của gia đình.
  • Phải được xây dựng kiên cố, có đủ ánh sáng, tất cả tường và nền nhà phải dễ dàng vệ sinh tẩy rửa, trần chống bụi.
  • Phải có đầy đủ phòng khám chữa bệnh và nơi tiếp đón bệnh nhân với diện tích tối thiểu là 10m2.
  • Với các thủ thuật bom bao gồm cả kỹ thuật implant (Kỹ thuật cấy ghép răng) phải có phòng riêng để thực hiện các thủ thuật này và diện tích tối thiểu phải là 10m2.
  • Đối với phòng khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt thì bắt buộc phải có ghế răng, Và nếu có từ 1 ghế răng trở lên thì diện tích phòng khám phải đảm bảo đủ 5m2 cho mỗi ghế.

   Đối với điều kiện về trang thiết bị y tế:

  • Phải có đầy đủ các thiết bị và dụng cụ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt.
  • Có hộp thuốc chống sốc và có đủ thuốc cấp cứu nha khoa chuyên dụng.
  • Phòng khám nha khoa bắt buộc phải có thùng rác y tế và khu xử lý rác thải y tế đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.

   Đối với điều kiện về nhân sự:

  • Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ và có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt mà phòng khám đã đăng ký. 
  • Phải có thời gian hoạt động khám chữa bệnh nha khoa tối thiểu 54 tháng.
  • Các bác sĩ khác trong phòng khám nha khoa có thực hiện khám chữa bệnh cũng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa của phòng khám.

Hồ sơ mở phòng khám nha khoa

Hồ sơ mở phòng khám nha khoa
Hồ sơ mở phòng khám nha khoa

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám nha khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 ở Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp lệ các chứng chỉ hành nghề của những người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh.
  • Bản kê khai đầy đủ các trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất, quy trình tổ chức nhân sự theo mẫu 02 của Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh (theo mẫu được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động của phòng khám nha khoa.
  • Danh mục chuyên môn kyc thuật của phòng khám nha khoa trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ y tế đã ban hành.

Thủ tục mở phòng khám nha khoa

Thủ tục để mở một phòng khám nha khoa gồm 4 bước sau:

Bước 1: Cơ sở khám chữa bệnh gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Sở Y tế (Có thể nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp trực tuyến hay gửi qua đường bưu điện)

Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại mẫu số 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP cho người đề nghị cấp giấy phép hoạt động.

Bước 3: Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và tiến hành thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động cho đơn vị đề nghị ( thời hạn 45 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ)

  • Trong trường hợp nếu hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ thì Sở y tế sẽ có văn bản thông báo cho đơn vị xin cấp giấy phép để hoàn chỉnh hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày làm việc.
  • Trong trường hợp nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì Sở y tế sẽ tiến hành thẩm định tại cơ sở khám chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.
  • Trong trường hợp nếu không cấp giấy phép hoạt động thì Sở y tế sẽ gửi văn bản thông báo và trả lời rõ lý do cho đơn vị xin cấp giấy phép.

Bước 4: Sở y tế cấp giấy phép hoạt động cho đơn vị đề nghị.

Bài viết chia sẻ những thông tin về thủ tục để mở một phòng khám nha khoa. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với các bạn đọc.

Cảm ơn các bạn vì đã xem hết bài viết này và chúc các bạn hoàn thành nhanh chóng hồ sơ và thủ tục cấp phép hoạt động cho phòng khám nha khoa của mình.

Gợi ý thông tin liên quan có thể bạn quan tâm: 

Thủ tục mở phòng khám đa khoa

Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa

Thủ tục mở phòng khám tư nhân

Liên hệ với chúng tôi theo

Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan