Những điều kiện và thủ tục để mở phòng khám đa khoa

Thủ tục mở phòng khám đa khoa

Phòng khám đa khoa là gì?

Thủ tục mở phòng khám đa khóa là một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh theo quy định pháp luật hiện hành. Phòng khám đa khoa là một cơ sở chăm sóc sức khỏe, là một kiểu phòng khám thường kết hợp với cung cấp chẩn đoán hoặc điều trị nói chung mà bệnh nhân thương không ở lại qua đêm. Một số phòng khám đa khoa có thể được tư nhân điều hành và quản lý công khai. Một số khác hoạt động bởi các tổ chức chính phủ, các bệnh viện và một số dịch vụ lâm sàng bên ngoài của các công ty tư nhân, chuyên cung cấp dịch vụ y tế.

Thủ tục mở phòng khám đa khoa
Thủ tục mở phòng khám đa khoa

Điều kiện mở phòng khám đa khoa

Những điều kiện để thành lập một phòng khám đa khoa gồm có:

Điều kiện về quy mô phòng khám

Phòng khám đa khoa phải có ít nhất 2 trong 4 chuyên khoa sau: chuyên khoa nội, chuyên khoa ngoại, chuyên khoa nhi, chuyên khoa sản.

Phòng khám đa khoa phải có bộ phận cận lâm sàng (chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm).

Điều kiện về cơ sở vật chất

Địa điểm hoạt động cố định (trừ các trường hợp tổ chức khám chữa bệnh lưu động).

Có nơi tiếp đón bệnh nhân, phòng cấp cứu, phòng lưu bệnh, phòng tiểu phẫu,…

Phải đảm bảo theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và an toàn bức xạ.

Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đảm bảo đủ diện tích để thực hiện các chuyên môn kỹ thuật. Cụ thể:

  • Phòng cấp cứu phải có diện tích tối thiểu là 12m2 và phải có đủ thuốc cấp cứu.
  • Phòng lưu bệnh phải có diện tích tối thiểu là 15m2 và có ít nhất 2 giường bệnh trở lên. Trong trường hợp nếu có từ 3 giường bệnh trở lên thì phải đảm bảo mỗi giường bệnh ít nhất 5m2.
  • Phòng thanh trùng phải đảm bảo quy trình 1 chiều để tránh sự lây nhiễm chéo giữa các dụng cụ y tế trước và sau thanh trùng.
  • Phòng X quang phải đảm bảo điều kiện an toàn bức xạ, phải được kiểm xạ phóng. 
  • Các phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu có) phải có diện tích tối thiểu 10m2 và đảm bảo đầy đủ các điều kiện về an toàn vệ sinh thủ thuật.
  • Phải có hệ thống phòng cháy chữa cháy phù hợp với quy mô của phòng khám đa khoa.
  • Phải có khu vực tiệt trùng để xử lý các dụng cụ y tế.
  • Phải có hệ thống xử lý nước thải với công suất phù hợp cho các hoạt động của phòng khám.

Điều kiện về trang thiết bị y tế

  • Phòng khám đa khoa phải được trang bị các thiết bị y khoa, vật tư y tế, thuốc men,… phù hợp với phạm vi hoạt động, danh mục kỹ thuật mà phòng khám đăng ký.
  • Phòng khám đa khoa phải có đầy đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa và hộp thuốc chống sốc.
  • Phòng khám đa khoa có chức năng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp thì ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hoá.
  • Các dụng cụ chuyên khoa cơ bản phải có gồm: bộ dụng cụ khám, giường khám, ống đặt khí quản và các thiết bị hỗ trợ sinh hoạt như thùng chứa rác phân loại.

Điều kiện về nhân sự

  • Tất cả các bác sĩ, y tá, điều dưỡng,… đều phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp trong phạm vi hoạt động của phòng khám đa khoa.
  • Người hành nghề phải đảm bảo không đăng ký hành nghề ở bệnh viện hoặc phòng khám khác.

Điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật

  • Phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên môn của phòng khám đa khoa.
  • Bác sĩ phải có ít nhất 36 tháng hành nghề khám chữa bệnh tính từ khi được cấp chứng chỉ hành nghề. Hoặc ít nhất 54 tháng trực tiếp tham gia khám chữa bệnh.
  • Phải là người hành nghề hiện hữu tại cơ sở khám chữa bệnh.
  • Đăng ký hành nghề khám chữa bệnh tại phòng khám đa khoa toàn thời gian.
  • Bác sĩ phụ trách chuyên khoa phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đã đăng ký.
  • Điều dưỡng làm việc tại phòng khám đa khoa phải đảm bảo: điều dưỡng khoa cấp cứu phải có chứng chỉ về cấp cứu và biết quy trình cấp cứu cho người bệnh, điều dưỡng phòng thủ thuật ít nhất 1 người, điều dưỡng phòng lưu có ít nhất 1 người, điều dưỡng phòng thanh trùng dụng cụ có ít nhất 1 người và phải hiểu về quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật tại phòng khám đa khoa nếu có thực hiện khám chữa bệnh thì phải được phân công trong phạm vi phù hợp cụ thể.
  • Các kỹ thuật viên xét nghiệm phải có trình độ từ đại học trở lên được đọc và ký kết quả xét nghiệm.
  • Các cử nhân X quang phải có trình từ đại học trở lên, được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán.

Hồ sơ mở phòng khám đa khoa

Hồ sơ mở phòng khám đa khoa
Hồ sơ mở phòng khám đa khoa

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI được ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân. Hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nếu có vốn đầu tư nước ngoài.

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của tất cả những người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa,và những người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP

– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP

– Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Thủ tục mở phòng khám đa khoa

Bước 1: Cơ sở khám chữa bệnh gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Sở Y tế (Có thể nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp trực tuyến hay gửi qua đường bưu điện)

Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại mẫu số 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP cho người đề nghị cấp giấy phép.

Bước 3: Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và tiến hành thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động cho đơn vị đề nghị ( thời hạn 45 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ)

  • Trong trường hợp nếu hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ thì Sở y tế sẽ có văn bản thông báo cho đơn vị xin cấp giấy phép để hoàn chỉnh hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày làm việc.
  • Trong trường hợp nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì Sở y tế sẽ tiến hành thẩm định tại cơ sở khám chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.
  • Trong trường hợp nếu không cấp giấy phép hoạt động thì Sở y tế sẽ gửi văn bản thông báo và trả lời rõ lý do cho đơn vị xin cấp giấy phép.

Bước 4: Sở y tế cấp giấy phép hoạt động cho đơn vị xin cấp giấy phép.

Kết luận

Trên đây là các bước hoàn thành thủ tục mở phòng khám đa khoa và toàn bộ điều kiện hồ sơ hoàn chỉnh. Mong rằng bài viết của chúng tôi mang lại thông tin hữu ích.

Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết này.

Nội dung liên quan: 

Thủ tục mở phòng khám tư nhân

Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa

Liên hệ với chúng tôi theo

Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan