Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy đúng cách giúp trẻ tránh biến chứng nguy hiểm cao. Với 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Mediphar USA sẽ cung cấp những thông tin nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc trẻ nhằm để phòng ngừa tình trạng tiêu chảy ở trẻ 2 tháng tuổi.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy là vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ nhỏ. Để hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp ba mẹ có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp cho trẻ.

Vi sinh vật

Một số vi khuẩn và virus có thể gây nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, dẫn đến tiêu chảy. Các vi sinh vật phổ biến gồm Rotavirus, Adenovirus, Norovirus, E. coli, Shigella.

Dị ứng thực phẩm

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy thường có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm, phổ biến nhất như:

  • Sữa bò
  • Đậu nành
  • Trứng gà

Khi trẻ dị ứng với thực phẩm, hệ miễn dịch của trẻ sẽ phản ứng quá mức, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói, phát ban, nổi mề đay.

>>> Xem thêm: Bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Răng mọc

Khi răng mọc, trẻ có thể bị chảy nước dãi nhiều, kích thích hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy tạm thời. Triệu chứng này thường sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Thay đổi chế độ ăn

Trẻ bắt đầu ăn dặm hoặc chuyển đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi kịp, dẫn đến trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy.

Trường hợp trẻ trên 6 tháng đã ăn dặm nên ăn chuối - thực phẩm dễ tiêu hoá 
Trường hợp trẻ trên 6 tháng đã ăn dặm nên ăn chuối – thực phẩm dễ tiêu hoá

Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh dẫn đến trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy.

Triệu chứng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy

Các dấu nhận biết để trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy:

  • Trẻ đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, thậm chí có thể lên đến 10 lần hoặc hơn.
  • Phân có thể lẫn máu hoặc nhầy trong phân, đây là dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.
  • Do mất nước và chất điện giải, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn hoặc bú kém hơn bình thường.
  • Một số trường hợp tiêu chảy có thể kèm theo sốt, thường nhẹ và không quá 38°C.
Ba mẹ cần nên để ý để giữ sức khỏe cho trẻ
Ba mẹ cần nên để ý để giữ sức khỏe cho trẻ

Biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy

Việc chăm sóc và điều trị kịp thời trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy  là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển của trẻ. Một số biện pháp sau chăm sóc trẻ

  • Cho trẻ là cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn hoặc cho trẻ uống men tiêu hoá như MENPEPTINE DROPS để hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ.  
  • Thường xuyên thay tã cho trẻ, giữ vùng mông, hậu môn của trẻ khô thoáng nhất có thể.
  • Giặt giũ quần áo, tã lót của trẻ thường xuyên và phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời.
  • Có thể chỉ định cho trẻ dùng một số loại men tiêu hóa dành cho trẻ sơ sinh nhằm giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày: Tiêu chảy cấp thường chỉ kéo dài 2-3 ngày. Nếu trẻ bị tiêu chảy hơn 3 ngày, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng hoặc bệnh lý tiềm ẩn khác.

Có dấu hiệu mất nước: Mất nước là biến chứng nguy hiểm nhất của tiêu chảy, đặc biệt ở trẻ em. Dấu hiệu mất nước bao gồm:

  • Khô miệng, lưỡi khô
  • Mắt trũng sâu
  • Nước tiểu ít, sẫm màu
  • Quấy khóc không có nước mắt
  • Lờ đờ, mệt mỏi
  • Da nhăn nheo
Những dấu hiệu cần đưa trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy đến bác sĩ 
Những dấu hiệu cần đưa trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy đến bác sĩ

Đi ngoài ra phân có máu: Phân có máu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Sốt cao trên 38,5°C: Sốt cao có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng.

Đau bụng dữ dội: Đau bụng dữ dội có thể là dấu hiệu của viêm ruột hoặc thủng ruột.

Nôn mửa nhiều: Nôn mửa nhiều có thể khiến trẻ mất nước nhanh chóng và cần được bù nước bằng đường tĩnh mạch.

Trẻ trở nên lờ đờ, li bì, không tỉnh táo: Đây là dấu hiệu của mất nước nặng hoặc nhiễm trùng nặng, cần được cấp cứu y tế ngay lập tức.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy

  • Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Không ép trẻ ăn uống khi trẻ không muốn.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Tạo môi trường sống thoải mái, sạch sẽ cho trẻ.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng khử khuẩn để tránh lây nhiễm cho trẻ.

Phòng ngừa tiêu chảy trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả vi khuẩn gây tiêu chảy. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục bú mẹ đến 2 tuổi hoặc lâu hơn.

Rửa tay thường xuyên trước khi chắm sóc cho trẻ

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch là cách đơn giản nhất để phòng ngừa tiêu chảy. Ba mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay kỹ trước khi cho trẻ bú, thay tã cho trẻ để tránh trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy.

Rửa tay thường xuyên trước khi chăm sóc cho trẻ
Rửa tay thường xuyên trước khi chăm sóc cho trẻ

Vệ sinh dụng cụ ăn uống, đồ chơi của trẻ

  • Rửa sạch dụng cụ ăn uống, đồ chơi của trẻ bằng nước nóng, xà phòng sau sau khi sử dụng.
  • Dụng cụ ăn uống nên được khử trùng thường xuyên bằng cách luộc trong nước sôi hoặc sử dụng máy tiệt trùng.

Cho trẻ ăn thức ăn chín và đồ ăn an toàn thực phẩm

Chỉ cho trẻ ăn thức ăn đã được nấu chín kỹ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tránh cho trẻ ăn thức ăn sống, tái hoặc chưa nấu chín kỹ. Thực phẩm cần được bảo quản đúng cách để tránh bị ôi thiu, nhiễm khuẩn.

Nhỏ vắc xin tiêu chảy cho trẻ theo lịch khuyến cáo

Nhỏ vắc xin tiêu chảy đầy đủ cho trẻ theo lịch khuyến cáo của Bộ Y tế giúp trẻ phòng ngừa được một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy do rotavirus.

Nhỏ vắc xin tiêu chảy cho trẻ giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh tiêu chảy do virus Rota
Nhỏ vắc xin tiêu chảy cho trẻ giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh tiêu chảy do virus Rota

Hy vọng bài viết này Mediphar USA cung cấp các thông tin trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy mà ba mẹ cần phải quan tâm. Vì tiêu chảy có thể diễn biến ở mức độ nặng nên việc cung cấp đủ nước và duy trì chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Do đó, ba mẹ cần áp dụng cách xử lý trên để phát hiện kịp cho trẻ.

    Liên hệ MEDIPHAR USA



    Bài viết liên quan