Rùng mình trước những biến chứng của bệnh tiểu đường

Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh vô cùng nguy hại. Với tỉ lệ người mắc mới bệnh ngày một tăng cao. Vậy nên, để nâng cao ý thức phòng tránh bệnh tiểu đường. Chúng ta hãy cùng điểm qua những biến chứng của bệnh tiểu đường ngay sau đây.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (y khoa gọi bệnh đái tháo đường) do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao, từ đó cơ thể cũng mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

Bệnh tiểu đường hiện có hai loại chính:

Bệnh tiểu đường type 1 được gọi là hội chứng rối loạn tự miễn, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết. Tiểu đường Type 1 thường gặp ở trẻ nhỏ và tuổi vị thành niên.

Bệnh tiểu đường type 2 không phụ thuộc vào nồng độ insulin trong cơ thể, là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết.

Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường là do lượng đường trong máu cao. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường

Ở mắt

Bệnh tiểu đường biến chứng thường gặp nhất là ở mắt. Do sự tổn thương hệ thống mao mạch tại đáy mắt. Vì vậy, người bệnh tiểu đường thường gặp phải tình trạng suy giảm thị lực, mắt nhìn mờ.

Thậm chí, trong nhiều trường hợp. Bệnh tiểu đường còn gây ra các biến chứng nguy hại khác ở mắt như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, cườm nước (glaucoma) và cườm khô (cataract)… Nặng nhất là có thể gây mù lòa cho người bệnh.

Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường
Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường

Tim mạch

Đây được xem là những “sát thủ giấu mặt” của bệnh tiểu đường. Các biến chứng này thường xuất hiện âm thầm. Nhưng khi phát bệnh lại cực kỳ nguy hiểm. Bởi, việc tăng đường huyết có những ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh lý tại động mạch vành.

Theo thống kê, có đến 65% trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ não ở người tiểu đường lâu năm xuất phát từ nguyên nhân này. Do đó, việc điều trị sớm bệnh tiểu đường luôn là điều quan trọng.

Biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường
Biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường

Ở hệ thần kinh

Nếu hỏi bệnh tiểu đường có những biến chứng gì, thì những biến chứng về thần kinh luôn là điều người ta nhắc đến. Một số biến chứng ở hệ thần kinh do bệnh tiểu đường cần phải kể đến như: cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi…

Biến chứng ở thần kinh do bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ tàn phế do gây biến dạng bàn chân (bàn chân charcot), loét chi và hoại tử chi.

Biến chứng ở hệ thần kinh do bệnh tiểu đường
Biến chứng ở hệ thần kinh do bệnh tiểu đường

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng do đái tháo đường luôn làm người bệnh lo ngại. Vì lượng đường huyết trong máu tăng cao, là môi trường tuyệt nhiên thuận lợi cho sự xâm hại của vi khuẩn. 

Đồng thời, hệ miễn dịch của người bệnh trong giai đoạn này thường yếu. Nên việc nhiễm trùng lại càng nguy hại hơn. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng dai dẳng, có thể dẫn đến tình trạng viêm loét nặng nề, thậm chí là cắt chi…

Ở thận

Bệnh ở thận cũng là một trong các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Bởi, đường huyết cao sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch máu nhỏ ở thận, khiến thận hoạt động kém hiệu quả, dễ dẫn đến suy thận. 

các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường
các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Biến chứng thai kỳ

Phụ nữ mang thai mắc phải chứng đái tháo đường thường rất nguy hại. Điển hình như: thai nhi quá cân, tai biến khi sinh, hạ đường huyết ở trẻ sau sinh, trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ… Đối với trẻ bị phơi nhiễm glucose máu  khi còn trong bụng mẹ, thường có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai cao hơn các trẻ khác.

Bệnh tiểu đường và biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính thường là điều đáng lo ngại nhất. Bởi, lúc này nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Mà nó còn có thể đe dọa trực tiếp đến sinh mạng người bệnh. Sau đây là một số biến chứng nguy hại cấp tính, nhất định phải được đề phòng:

Nhiễm toan ceton

Những chuyển hóa dở dang của glucose do thiếu insulin gây ra là nguyên nhân dẫn đến biến chứng nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Đây được xem là 1 trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh tiểu đường. Vì nó còn có thể dẫn đến tình trạng tử vong ở người bệnh.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết do đái tháo đường cũng khiến người ta phải khiếp sợ. Đây là hiện lượng đường (glucose) trong máu thấp bất thường (thường xảy ra khi lượng đường máu thấp hơn 65 mg/dl).  Nguyên nhân của hiện tượng này thường là do sự kiêng khem hay tập luyện quá mức, dẫn đến lượng đường huyết giảm đột ngột.

Các triệu chứng hay gặp là toàn thân mệt mỏi, vã mồ hôi, run, lo âu, mờ mắt, nhức đầu, cáu kỉnh… Nếu không điều trị, lượng đường trong máu bị thấp có thể dẫn đến hôn mê, co giật, và trong trường hợp xấu, gây chết não (do glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính của não) dẫn đến tử vong, thường xảy ra khi đường huyết < 40 mg / dl.

Hôn mê sâu

Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này thường xảy ra bất ngờ và phải được cấp cứu nhanh chóng. Nếu không, có thể sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy khác. Thậm chí là tử vong.

Làm sao để phòng tránh biến chứng từ bệnh tiểu đường?

Để không phải lo lắng bệnh tiểu đường biến chứng như thế nào. Mọi người nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Chủ động nhận biết các triệu chứng bệnh tiểu đường và sớm tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị bệnh.

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường một cách khoa học. Kiêng các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ hay các loại thực phẩm đóng hộp…

– Tăng cường các loại rau xanh và thực phẩm giàu tinh bột có ích (ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ..) vào bữa ăn hàng ngày.

– Siêng năng tập thể dục, thể thao. Để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường sớm hiệu quả. Tuy nhiên, nhớ tránh xa những bài thể dục quá nặng.

– Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Vừa bảo vệ sức khỏe, vừa hỗ trợ quá trình hồi phục bệnh.

– Dùng đường ăn kiêng cho thực đơn ăn uống hàng ngày. Được xem là một trong những giải pháp tối ưu nhất cho người bệnh.

 Tham khảo sản phẩm đường bắp ăn kiêng của Mediphar USA:

Đường bắp
Đường bắp ăn kiêng cho người tiểu đường

Như vậy, có thể thấy rằng các biến chứng của bệnh tiểu đường thật sự rất nguy hại. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh tiểu đường không phải là điều không thể. Chỉ cần các cá nhân mắc bệnh, chủ động và nghiêm túc tuân thủ phát đồ điều trị. Việc khắc phục tình trạng lượng đường huyết cao trong máu là điều hoàn toàn có thể.  

Đừng vội rời trang bạn nhé! Nếu nhà thuốc của bạn muốn kinh doanh các dòng sản phẩm dành cho người bệnh tiểu đường bán chạy với giá tốt nhất. Thì hãy liên hệ với Mediphar USA ngay bây giờ để nhận được bảng giá sỉ cùng chiết khấu ưu đãi nhé!

phân phối sỉ

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan