Loãng xương ở người cao tuổi: Phòng bệnh hơn chữa bệnh?

Loãng xương ở người cao tuổi là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn với các khung này. Theo tổ chức Y tế thế giới, chẩn đoán loãng xương khi mật độ xương theo chỉ số T- Score được đo bằng phương pháp DEXA < 2.5 . 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương người già

Vấn đề tuổi tác: Theo thời gian, xương của người già sẽ trở nên mỏng hơn, đồng nghĩa rằng hàm lượng canxi trong xương rất ít. Hơn nữa ở người cao tuổi, lượng hormone trong cơ thể trở nên ít đi, dẫn đến việc hấp thụ canxi vào xương suy giảm, khiến cho mật độ xương cũng thấp đi.

Thiếu vận động: Nhiều người già hay nằm giường bệnh lâu ngày, ít vận động hoặc không thường xuyên luyện tập thể dục khiến cho xương khớp và cơ bắp trở nên ngày một yếu đi, không chỉ làm tăng tình trạng loãng xương mà còn thúc đẩy tiến trình thoái hóa khớp.

Ít vận động ngoài trời: Người già thường ít đi lại, ít ra ngoài trời nên hạn chế việc tiếp xúc với ánh nắng, do đó quá trình chuyển tiền vitamin D dưới da thành vitamin D giảm đi. Điều này khiến việc hấp thu canxi vào cơ thể yếu đi, vấn đề bài tiết canxi lại nhanh, gây ra tình trạng loãng xương do thiếu canxi.

Chế độ thức ăn thiếu canxi: Do vấn đề tuổi tác hoặc bệnh tất nên việc hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể của người già kém, song song nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu các thực phẩm chứa canxi sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương ở người già.

loãng xương ở người cao tuổi
Nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở người già

Dùng thuốc chứa steroid: Nhóm thuốc chống viêm steroid cho người cao tuổi làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể.

Phòng tránh loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương ở người cao tuổi là một quá trình tất yếu của cơ thể nhưng cần có những biện pháp phòng tránh tích cực để quá trình này diễn ra chậm hơn, giảm thiểu tối đa đau đớn cho người bệnh.

Với người cao tuổi, thường có nhiều bệnh lí tuổi tác đi kèm như: tim mạch, huyết áp, tiểu đường và khi tình trạng loãng xương nặng thì việc liền xương thường rất khó khăn, khi đó người bệnh phải nằm tại chỗ nhiều ngày trong bệnh viện. Điều này làm cho tình trạng loãng xương ở người già càng tăng hơn, kéo theo nhiều bệnh lí khác, nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe người già: nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mông, loét vùng xương cùng, gãy xương nhất là gãy cổ xương đùi, không những gây đau đớn, giảm khả năng vận động mà còn làm tăng nguy cơ mắc cách bệnh khác, đặc biệt là tăng nguy cơ tàn phế và tử vong.

Các số liệu cho thấy 20% bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi do loãng xương sẽ bị tử vong trong vòng 1 năm sau đó, 50% còn lại là bị tàn phế hoặc nặng phải có người trợ giúp suốt đời. Khi bị loãng xương phải điều trị tích cực và lâu dài.

Loãng xương ở người cao tuổi
Vì sao xương dễ gãy

Các phương pháp điều trị đều khá đắt tiền nên chi phí điều trí thường quá cao so với mức sống của đa số người dân lao động. Chính vì vậy việc phòng ngừa bệnh có ý nghĩa rất lớn, cả về mặt hiệu quả và kinh tế. Phòng bệnh sẽ kinh tế hơn chữa bệnh rất nhiều, đây là giải pháp tốt nhất ở mọi quốc gia, đặc biệt là những nước nghèo.

Để phòng ngừa loãng xương cho người già chúng ta nên bổ sung sữa, các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn hàng ngày. Đây cũng là việc đầu tư cho sức khỏe, việc làm này phải trở thành ý thức tự giác của toàn xã hội, của các thê hệ để cải thiện nòi giống, tạo thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lí của phần lớn các nước đang phát triển ở châu Á như nước ta. Nếu khối lượng xương đỉnh tăng 10% sẽ giảm 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời.

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi được điều trị như thế nào?

Theo Bác sĩ Wade Brackenbury, có nhiều phương pháp để điều trị và khắc phục bệnh loãng xương ở người già, cụ thể:

  • Canxi: Hãy chắc chắn rằng người già nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống hàng ngày. Theo Tổ chức Loãng xương Hoa Kỳ khuyến cáo người lớn nên được bổ sung canxi 1.000 mg mỗi ngày, đối với đàn ông trên 70 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi thì bổ sung 1.200 mg mỗi ngày.
  • Vitamin D: Người cao tuổi cần bổ sung đầy đủ vitamin D vì chúng rất thiết để cơ thê hấp thụ canxi từ các loại thực phẩm. Với người lớn dưới 50 tuổi cần bổ sung 400 – 800 IU, với người cao tuổi là từ 800 – 1000 IU.
  • Hoạt động thể chất: Nhiều ý kiến cho rằng, người bị bệnh loãng nên hạn chế việc vận động để tránh nguy cơ bị gãy xương. Tuy nhiên, những người loãng xương, đặc biệt là những người cao tuổi rất cần tập thể dục đều đặn để làm hạn chê tốc độ mất xương. Đi bộ, tập dưỡng sinh vào mỗi buổi sáng sớm là biện pháp tốt nhất để điều trị loãng xương ở người cao tuổi.
  • Bổ sung các thành phần dinh dưỡng thiết yếu: Với người cao tuổi cần phải duy trì thói quen uống sữa mỗi ngày, thường xuyên ăn hải sản (cua, tôm, cá, sò), rau có màu xanh đậm như: mồng tơi, cải cúc, đậu phộng, hạt dẻ…để bổ sung đầy đủ vitamin D, canxi và MK7.
Bệnh loãng xương ở người cao tuổi được điều trị như thế nào
Bệnh loãng xương ở người cao tuổi được điều trị như thế nào
  • Dùng thực phẩm chức năng chắc khỏe xương: Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương của người già là cách phòng bệnh hiệu quả và tốt nhất hiện nay. Theo các chuyên gia nên lựa chọn các thực phẩm chức năng vừa bổ sung hàm lượng canxi cao, vừa có các thành phần vitamin bổ sung như: vitamin D3, vitamin K2. Các chuyên gia khuyên dùng Canxi nano K2. Mỗi viên Nano canxi K2 có chứa: Nano canxi 500 mg, vitamin D3 80 IU, Vitamin K2 25 mgg, Magnesium 100 mg, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi.

Trên đây là một số điểm cần chú ý để phòng và chữa bệnh loãng xương ở người già. Chúc các bác luôn thật khỏe mạnh, đừng quên truy cập vào website: https://medipharusa.com/ để theo dõi những bài viết mới nhất về những bệnh lí thường gặp của người già.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan