Mục lục bài viết
Iodine hay I-ốt là một nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ trong các mô của cơ thể. Tuy nhiên, I-ốt rất cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Bài viết này, Mediphar USA sẽ thảo luận về vai trò và liều lượng Iodine hợp lý theo chuyên gia.
Vai trò của Iodine trong cơ thể
Iodine là một khoáng chất thiết yếu để cơ thể hoạt động bình thường. Cơ thể không thể tự sản xuất mà phải lấy iodine thông qua chế độ ăn uống hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Khoảng 70 đến 80% i-ốt được tìm thấy trong tuyến giáp ở cổ. Ngoài ra, trong máu, cơ bắp, buồng trứng và các bộ phận khác cũng có chứa lượng ít iodine.
Vai trò quan trọng nhất của iốt là đảm bảo chức năng tuyến giáp hoạt động tốt. Bổ sung đủ i-ốt là điều cần thiết để ngăn ngừa sản xuất hormone tuyến giáp thấp và suy giáp.
Iodine dùng để để làm gì? Cơ chế hoạt động?
Iốt là thành phần quan trọng của hormone tuyến giáp. Hormone này giúp cơ thể điều chỉnh cân nặng, nhiệt độ bên trong và mức năng lượng. Chúng cũng đóng một vai trò trong sự phát triển của da, tóc và móng tay.
Iốt sau khi được tiêu thụ qua đường miệng sẽ nhanh chóng được hấp thụ trong dạ dày và ruột non. Sau đó di chuyển qua máu, các thụ thể i-ốt (nằm trong tuyến giáp) sẽ liên kết và đưa Iodine vào tuyến giáp.
Các hormone được sản xuất trong tuyến giáp là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Cả hai đều chứa Iodide (một dạng của I ốt).
Hormone T4 chứa bốn phân tử iodide, trong khi hormone tuyến giáp T3 chứa ba phân tử iodide.
Sau khi tuyến giáp sản xuất T4, nó sẽ giải phóng vào máu. T4 sau đó được chuyển đổi thành T3, tương tác với hầu hết các tế bào của cơ thể.
5+ lợi ích sức khỏe của Iodine
Khoáng chất cần thời trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai cần nhiều iốt hơn vì nó rất cần thiết cho sự phát triển trí não thích hợp của trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh từ những bà mẹ không được cung cấp đủ i-ốt trong thai kỳ sẽ dễ bị chậm phát triển trí tuệ.
Đồng thời, chỉ số thông minh sẽ thấp hơn những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ được cung cấp đủ i-ốt trong thai kỳ. Ngoài ra, bổ sung đủ i-ốt trong thai kỳ có thể góp phần giúp trẻ sơ sinh có cân nặng khỏe mạnh.
Phụ nữ đang cho con bú cũng cần bổ sung nhiều I ốt hơn vì nhu cầu cung cấp khoáng chất này cho trẻ qua sữa mẹ. Nếu mẹ được cung cấp đủ chất thì em bé cũng sẽ nhận đủ dinh dưỡng để phát triển trí não toàn diện.
Iodine giúp cải thiện chức năng nhận thức ở trẻ em
I ốt có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ đối với trẻ sơ sinh và giai đoạn đầu thời thơ ấu. Trẻ em không được cung cấp đủ i-ốt sẽ có nguy cơ bị thiểu năng trí tuệ cao hơn.
Iodine hạn chế bệnh bướu cổ
Bướu cổ là một tuyến giáp mở rộng, thường xảy ra do suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) hoặc cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
Nguyên nhân lớn nhất là do chế độ ăn thiếu I-ốt. Hoặc do một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như bệnh Hashimoto hoặc bệnh Grave, do khiếm khuyết di truyền, chấn thương hoặc khối u.
Bổ sung đủ i-ốt có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh bướu cổ liên quan đến chế độ ăn uống.
Có thể điều trị bệnh xơ nang vú
Bệnh xơ nang vú là tình trạng xuất hiện các u đau ở vú nhưng không phải ung thư. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc cao hơn bình thường.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng i-ốt có thể giúp giảm đau và các triệu chứng khác do xơ nang vú.
Các ứng dụng khác của Iodine
- Viêm miệng do hóa trị hoặc xạ trị có thể được lợi từ nước súc miệng i-ốt.
- Thụt rửa bằng i-ốt có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm âm đạo.
- Sau khi tiếp xúc với bức xạ, iốt kali có thể làm giảm lượng iốt phóng xạ tích tụ trong tuyến giáp.
- Cồn I-ốt được sử dụng để làm sạch vết thương.
Iodine giúp điều trị ung thư tuyến giáp
Iốt phóng xạ có thể giúp điều trị những người bị ung thư tuyến giáp. Tuyến giáp hấp thụ gần như tất cả i-ốt mà chúng ta ăn vào.
Việc dùng i-ốt phóng xạ sẽ phá hủy các tế bào tuyến giáp, bao gồm cả những tế bào ung thư không loại bỏ được bằng phẫu thuật.
Nó cũng có thể giúp tăng tuổi thọ của những người bị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Thiếu hụt Iodine gây ra hậu quả gì cho sức khỏe?
Thiếu iốt dẫn đến các vấn đề về sản xuất hormone tuyến giáp. Điều này dẫn đến các triệu chứng của bệnh tuyến giáp.
Nếu cơ thể có mức i-ốt thấp sẽ xuất hiện các triệu chứng của rối loạn chức năng tuyến giáp có thể phát triển trong vòng vài tuần.
Suy giáp (Chức năng tuyến giáp thấp)
Thiếu i-ốt khiến cơ thể không thể sản xuất đủ lượng hormone tuyến giáp, là nguyên nhân dẫn đến suy giáp.
Kèm theo các triệu chứng như: tăng cân, thiếu năng lượng, dễ buồn ngủ, khó tập trung, chán nản, mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy lạnh, kinh nguyệt không đều, lượng đường trong máu không ổn định…
Suy giáp thời thơ ấu
Thiếu iốt trong chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể phòng ngừa được của các khuyết tật về nhận thức (trí tuệ) và phát triển ở nhiều nơi trên thế giới.
Trẻ em thiếu i-ốt có thể gặp các ảnh hưởng như người lớn cũng như các triệu chứng khác. Các tác động bao gồm tăng trưởng thể chất chậm, các vấn đề về tâm trạng, khó tập trung và khó khăn trong học tập.
Bệnh bướu cổ
Thiếu i-ốt dẫn đến lượng hormone tuyến giáp thấp. Lúc này, tuyến yên sẽ tạo ra lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) dư thừa để bù đắp lại.
Sau đó, tuyến giáp trở nên to ra nhưng vẫn không thể hoạt động đầy đủ nếu không có đủ i-ốt gây bướu cổ.
Vậy thừa I ốt có gây bệnh gì không?
- Ngộ độc Iodine : Tiêu thụ quá quá nhiều lượng i-ốt có thể dẫn đến ngộ độc i-ốt. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào liều lượng: từ buồn nôn, nôn đến mạch yếu và mê sảng.
- Chứng cường giáp: Trong một số trường hợp, quá nhiều iốt có thể dẫn đến tuyến giáp hoạt động quá mức, còn được gọi là cường giáp.
- Bệnh bướu cổ: Quá nhiều I ốt cũng có thể gây ra bệnh bướu cổ.
- Ung thư tuyến giáp: Lượng iốt cao trong chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ bị viêm tuyến giáp và ung thư tuyến giáp.
Iodine có ở đâu? Các nguồn thực phẩm chứa Iodine
Thực phẩm là nguồn cung cấp iốt tốt nhất. Iốt được thêm vào muối ăn là nguồn cung cấp chủ yếu.
Các nguồn giàu Iodine nhất bao gồm:
- Rong biển.
- Cá và động vật có vỏ.
- Sản phẩm bơ sữa.
- Thực phẩm tăng cường.
- Muối iốt.
Tiêu thụ lượng Iodine bao nhiêu là vừa đủ? Tương tác thuốc như thế nào?
Vì hormone tuyến giáp được sản xuất liên tục, nên cả trẻ em và người lớn cần thường xuyên tiêu thụ iốt. Phụ nữ mang thai cần một lượng cao hơn để hỗ trợ thai nhi phát triển.
Dưới đây là lượng I ốt nên ăn hàng ngày được Viện Y học Hoa Kỳ khuyến nghị:
- 90-130 microgam mỗi ngày cho trẻ em (tùy theo tuổi).
- 150 microgam mỗi ngày cho người lớn (từ 14 tuổi trở lên).
- 220 microgam mỗi ngày với phụ nữ đang mang thai.
Tương tác thuốc của Iodine
Chất bổ sung I-ốt có thể tương tác với một số loại thuốc nhất định.. Uống thuốc bổ sung I-ốt trong khi dùng thuốc chống tuyến giáp như methimazole có thể khiến cơ thể sản xuất quá ít hormone tuyến giáp.
Thuốc bổ sung kali iodua cùng với thuốc ức chế men chuyển cũng có thể khiến tăng quá nhiều kali trong máu. Có thể gây ảnh hưởng xấu tới tim.
Tổng kết
Iodine là khoáng chất cần thiết tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ I-ốt mỗi ngày. Tốt nhất chỉ nên bổ sung i-ốt từ chế độ ăn uống trừ khi được bác sĩ kê đơn chất bổ sung.