Cách chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà hiệu quả

Cách chăm sóc trẻ tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh phổ biến của trẻ em thường gặp ở mùa hè với biểu hiện là trẻ đi đại tiện trên 3 lần trong ngày, phân lỏng. Để tránh hậu quả xấu, những hướng dẫn sau đây của bác sĩ về cách chăm sóc trẻ tiêu chảy đúng cách sẽ có ích cho các mẹ trong việc nhanh chóng phục hồi sức khỏe lại cho trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy, nguyên nhân do đâu?

Tiêu chảy là triệu chứng cho thấy trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa. Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Khôi, tiêu chảy thường là do nhiễm trùng tiêu hóa do virus, vi khuẩn, hoặc ký sinh trùng, rất dễ lây qua các con đường sau:

– Không vệ sinh tay trước khi ăn.

– Mùa hè, độ ẩm tăng cao, thức ăn dễ nhiễm khuẩn làm cho vi khuẩn và virus bùng phát gây tiêu chảy cấp.

– Thực hành ăn dặm chưa đúng cách, ví dụ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mới lạ trong một lúc.

– Dụng cụ cho trẻ ăn không được rửa sạch như bát, đĩa, cốc, chén.

– Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây: người bệnh, chất nôn…

– Trẻ mắc bệnh viêm dạ dày ruột khiến trẻ bị tiêu chảy thường kéo dài chỉ một vài ngày và thường ổn định trong 1 tuần.

– Tiêu chảy sau khi dùng thuốc kháng sinh, đây cũng là nguyên nhân rối loạn tiêu hóa phổ biến của trẻ

cách chăm sóc trẻ tiêu chảy
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh

Trẻ bị tiêu chảy có những biểu hiện gì?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện rõ nhất là tiêu chảy. Triệu chứng ban đầu là đau bụng tiếp theo là tiêu chảy thường kéo dài khoảng 3 – 4 ngày. Một vài triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt, nôn, giảm cân, dấu hiệu mất nước. Trong trường hợp trẻ bị viêm dạ dày ruột do virus, thường bị sốt và nôn đầu tiên, tiếp theo là tiêu chảy.

Có cần thiết phải cho trẻ nhập viện khi bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy thường được chăm sóc tại nhà. Khi đó, người mẹ giữ một vai trò rất quan trọng. Nếu biết cách chăm sóc trẻ tiêu chảy đúng cách, trẻ sẽ mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu tình trạng chuyển biến xấu, hãy đến ngay cơ sở khám bệnh uy tín hoặc các bệnh viện lớn để thăm khám và làm theo chỉ định của bác sĩ.

Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà

Cách chăm sóc trẻ tiêu chảy
Cách chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà

– Khi trẻ bị tiêu chảy, uống thuốc sẽ không có tác dụng nhiều cho việc phục hồi của trẻ mà quan trọng nhất chính là cần phải bù nước và đảm bảo chế độ ăn cho bé.

– Cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để bù lại phần nước bị mất do tiêu chảy. Theo ước tính, thì lượng nước cần bù cho trẻ bị tiêu chảy cấp là khoảng 50ml/ 1kg, bù trong khoảng thời gian 4 tiếng

– Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ, cần phải uống chậm, từng muỗng.

– Có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sau: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi.

– Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn.

– Để ngừa mất nước, cho trẻ uống dung dịch MEDISOL sau mỗi lần trẻ tiêu lỏng. MEDISOLD là một dung dịch điện giải, không có tác dụng cầm tiêu chảy nhưng rất hiệu quả trong việc bù lại số lượng nước và các chất điện giải bị mất qua phân.

 Tham khảo sản phẩm Medisol của Mediphar USA hỗ trợ chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp: 

medisol effervescent

Sau khi trẻ đã được bù đủ nước thì cha mẹ nên thiết kế chế độ ăn uống hợp lý. Các phụ huynh có thể cho bé các loại thức ăn quen thuộc mà trẻ hay ăn hàng ngày nhưng với tốc độ chậm và chia thành nhiều bữa.

– Chế độ ăn thích hợp cho trẻ bị tiêu chảy cấp là đủ dưỡng chất và cân đối giữa sữa và thức ăn đặc, phù hợp với lứa tuổi. Bởi vì khi chúng đang trong tình trạng này thì chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn đặc và sữa đều bị tổn thương. Thế nên nếu cho bé ăn lệch nhiều một loại thức ăn cũng sẽ làm “quá tải” phần ruột.

– Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày. Thức ăn cần nấu nhừ. Không kiêng ăn, kiêng sữa. Không cần pha loãng sữa.

– Tuyệt đối không bắt trẻ nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi”. Điều này rất sai lầm và nguy hiểm. Thực tế dù trẻ bị tiêu chảy nhưng vẫn còn khả năng hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng.

– Bổ sung men vi sinh cho trẻ: Trẻ khi bị tiêu chảy, cần được bổ sung men vi sinh để khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, hạn chế nhiễm trùng hệ tiêu hóa, để đường ruột khỏe mạnh hơn.

Cùng xem qua về video nhà máy thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP của Mediphar:

Tham khảo Men vi sinh Usantibiopro Fort của Mediphar USA:

Men vi sinh Usantibopro Fort
Men vi sinh Usantibopro Fort

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý hạn chế một số loại thức ăn như sau:

  • Tránh các loại thức ăn có chứa quá nhiều chất béo bởi chúng thường rất khó hấp thu và có thể khiến tiêu chảy cấp trở nên nặng thêm.
  • Hạn chế thức ăn hoặc đồ uống chứa nhiều đường vì có thể làm tăng độ thẩm thấu trong lòng ruột và trẻ sẽ bị tiêu chảy cho thẩm thấu.
  • Không cho trẻ uống 2 loại nước là nước táo và nước lê vì có thể kích thích nhu động ruột hoạt động nhanh dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy

cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi và cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt.

– Thường xuyên rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ với nước sạch và xà phòng: trước và sau khi chăm sóc trẻ; trước khi cho trẻ ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi che miệng khi ho, hắt hơi.

– Vệ sinh môi trường: nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi, vệ sinh nhà cửa hàng ngày, diệt ruồi.

– Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống chín.

– Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch. Dùng nguồn nước sạch để chải răng cho trẻ, khi tắm nên khuyên trẻ ngậm miệng và không nuốt nước khi tắm.

– Uống vitamin A định kỳ theo hẹn của nhân viên y tế.

Trẻ phải được tiêm chủng vắc-xin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, đặc biệt là tiêm phòng bệnh sởi, uống vắc-xin ngừa Rotavirus.

Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đi khám

Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi:

– Tiêu chảy nghiêm trọng (đi chảy nhiều lần, phân lỏng nhiều nước) hoặc tiêu chảy hơn 1 tuần.

– Sốt trên 39 độ C hoặc cao hơn; nôn mửa lặp đi lặp lại, từ chối uống nước hoặc không uống được.

– Đau bụng dữ dội, tiêu chảy có chứa máu hoặc chất nhầy.

– Trẻ có các dấu hiệu của mất nước: môi khô, khát nước, uống háo hức; đôi mắt trũng sâu ,thóp lõm; tiểu ít; thờ ơ hoặc dễ cáu gắt; mệt mỏi hoặc chóng mặt trong một đứa trẻ lớn tuổi.

Nếu bạn là nhà thuốc, Phòng khám, Đại lí… muốn tìm nguồn hàng dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe bán chạy với giá tốt nhất. Thì hãy liên hệ với Mediphar USA ngay bây giờ để nhận được bảng giá sỉ cùng chiết khấu ưu đãi nhé!

phân phối sỉ

Những bậc phụ huynh nên nắm rõ các cách chăm sóc trẻ tiêu chảy để kịp thời xử lý và không dẫn đến bất kỳ hậu quả nghiêm trọng nào. Đồng thời hãy bổ sung cho trẻ men vi sinh Usantibiopro Fort của Mediphar USA giúp tăng sức đề kháng cho hệ đường ruột khỏe mạnh.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan