Bệnh tiểu đường nên ăn gì trong giai đoạn đầu

Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Việc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể thao và sử dụng sản phẩm dành riêng cho người tiểu đường là cách điều trị bệnh hiệu quả. 

Mới bị bệnh tiểu đường nên ăn gì để không tăng đường huyết?

Những loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường trong giai đoạn đầu:

  • Rau lá xanh

Tăng cường chế biến các loại thực phẩm rau/củ quả có màu xanh như cải bó xôi, bông cải xanh, bắp cải, cải xoắn, măng tây, quả bí, rau mầm.. đều không làm tăng đường máu sau khi ăn. Bên cạnh đó, chúng còn cung cấp chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa bảo vệ mạch máu, thủy tinh thể của người tiểu đường.

Nếu coi số lượng thức ăn trong một bữa chính để đầy một đĩa tròn có 4 phần, thì 1/2 trong số đó nên là rau củ quả. Thứ tự khi bạn ăn nên là rau xanh + nước canh rồi mới tới cơm và các thức ăn khác, cách ăn này sẽ giúp làm giảm cảm giác đói và làm chậm hấp thu đường.

  • Các loại thịt cá biển và cá nước ngọt

Ăn các loại thịt cá biển và cá nước ngọt như: cá hồi, cá mòi hay cá ngừ, cung cấp nguồn chất đạm lành mạnh, giảm nguy cơ tăng cholesterol trong máu. Nên ăn 2 – 3 lần cá/một tuần, nên luộc, hấp thay vì chiên rán nhiều mỡ hoặc kho mặn. Riêng với những người tiểu đường kèm theo bệnh Gout (tăng axit uric) không nên ăn cá hồi, cá ngừ, mà thay thế bằng các loại cá đồng.

  • Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu

Người bị tiểu đường nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu lăng, yến mạch…giàu chất xơ hòa tan, vitamin B tổng hợp và chất đạm. Có nhiều cách đề chế biến các loại ngũ cốc này như: rang xay rồi trộn với sữa chua, hoa quả dùng làm món ăn sáng hoặc bữa ăn phụ. Hoặc bạn cũng có thể nấu cháo (không thêm đường, cho ít muối) cùng đậu hũ, cá và thịt nạc.. để tăng thêm gia vị cho món ăn.

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

  • Các loại trái cây quả mọng và trái cây họ cam quýt

Tốt nhất nên ăn các loại trái cây có vị chua, tính ngọt thấp như bưởi, cam, chanh, mận, thanh long, ổi, xoài, chuối, các loại quả mọng (dâu tây, việt quất…), giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trái cây vẫn chứa năng lượng nên việc ăn ngay sau khi ăn cơm sẽ gây tăng đường huyết.

Vì vậy, điều quan trọng nhất là ăn đúng cách như: ăn vào các bữa phụ và theo nguyên tắc “lòng bàn tay” – tức là số lượng vừa nắm trong lòng bàn tay ở mỗi lần ăn.

thực đơn cho người bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường nên ăn thịt cá biển và cá nước ngọt

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì để giúp hạ đường huyết

  • Bông cải xanh

Trong bông cải xanh có chứa nhiều hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa, giàu crom…đóng vai trò quan trọng cho việc kiểm soát đường huyết. Người bênh tiểu đường có thể dùng để chế biến các món như: súp, xào với tỏi, ăn với mì ống…

  • Bí ngô

Thành phần chứa trong bí ngô giúp hồi phục các tế bào trong tuyến tụy, tăng khả năng ngăn ngừa các biến chứng và chữa trị được bệnh tiểu đường.

  • Rau dền

Rau dền rất tốt cho người bị tiểu đường, bới trong rau dền chứa nhiều hàm lượng magie, đóng vai trò chữa trị bệnh đái tháo đường, táo bón và cả người bị cao huyết áp.

  • Dưa chuột

Nước ép dưa chuột rất tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường.

bênh tiểu đường nên ăn rau gì
Bệnh tiểu đường nên ăn nhiều dưa chuột
  • Đậu

Người bị tiểu đường nên ăn nhiều loại đậu, giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ. Bởi đậu là nguồn chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn, giảm sự tiêu hóa thức ăn, ổn định đường huyết sau khi ăn.

  • Măng tây

Theo kết quả nghiên cứu, măng tây có khả năng giữ được lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường quá trình sản xuất insulin, hormon giúp cơ thể hấp thụ glucose. Vì vậy, bệnh nhân bị tiểu đường nên lựa chọn măng tây vào thực đơn ăn thường xuyên.

  • Cà rốt

Cà rốt là thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường, bởi vì cà rốt cung cấp beta carotene đóng vai trò giảm nguy cơ và kiểm soát đường huyết tốt. Đường trong cà rốt chuyển hóa ở mức độ chậm, có lợi cho người khỏe người bệnh.

  • Hành tây

Theo các nhà chuyên môn, hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu, những người bệnh tiểu đường uống dịch hành tây sẽ giảm đáng kể lượng đường trong máu. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần uống dịch ép hành tây vào mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong hai tháng sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?

Người bị bệnh tiểu đường nên kiêng ăn những thực phẩm:

  • Hạn chế ăn các món được chế biến từ đường, sử dụng đường và không dùng đường trong khi chế biến món ăn hàng ngày. Những loại thực phẩm như kẹo, chè, nước ngọt có gas…chính là nguyên nhân làm gia tăng lượng đường huyết trong máu, gây nên bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.
bệnh tiểu đường kiêng ăn gì
Bệnh tiểu đường kiêng ăn ngọt
  • Không nên chế biến các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ chiên xào.
  • Không sử dụng các đồ uống có chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng tinh bột cao như cơm, bánh mì, bột mì, nếp, hủ tiếu.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, mì gói…bởi chúng làm tăng cao lượng cholesterol trong máu.
  • Hạn chế việc ăn thường xuyên các loại thịt đỏ, thịt có kèm mỡ như thịt heo, thịt bò. Tốt nhất là nên ăn cá và ức gà không mỡ.
  • Khi chế biến món ăn, hạn chế việc nêm nếm nhiều gia vị có thể khiến tình trạng tiểu đường ngày càng tăng cao.

Người bị tiểu đường không nên tuyệt đối kiêng ăn ngọt

Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Đại học Y dược TPHCM, nhiều bệnh nhân bị tiểu đường lầm tưởng rằng không được ăn đường hay các loại thực phẩm ngọt. Hầu như không có loại thực phẩm nào mà người bệnh tuyệt đối không được ăn hay cũng không loại thực phẩm nào là hoàn toàn tốt.

Người bị bệnh tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, lựa chọn những thức ăn có chỉ số đường huyết thấp nhưng vẫn cân bằng nhóm thực phẩm bột đường, chất đạm, béo, vitamin khoáng vi lượng.

Tổng năng lượng trung bình cho người mắc bệnh tiểu đường là 1.500 kcal mỗi ngày và nên chia làm 600 kcal vào buổi sáng, 500 kcal cho buổi trưa và 400 kcal vào buổi chiều. Người bệnh nên ăn rau, canh trước khi ăn cơm và các thức ăn khác. Ở các bữa ăn phụ, nên lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn có sử dụng đường có nguồn gốc tự nhiên, năng lượng thấp.

Đường bắp Maize Slim có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, chống táo bón. Sản phẩm không gây tăng đường huyết, dùng được cho người tiểu đường. Pha 150 -200 ml nước uống trực tiếp, hoặc có thể pha chung với đồ uống như nước trái cây, sữa…

Đường bắp Maize Slim
Đường bắp ăn kiêng Maize Slim là giải pháp tối ưu cho người cao tuổi, người bệnh tiểu đường và thừa cân

Hướng dẫn chế biến món ăn cho người bệnh tiểu đường

  • Nấm xào cải xanh với bắp non

Công dụng: Thích hợp cho người bị tiểu đương kèm bệnh động mạch vành, mỡ máu cao hoặc cao huyết áp.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Cải xanh: 350g làm sạch và thái khúc
  • Nấm hương tươi: chuẩn bị 6 tai cắt bỏ cuống, ngâm qua nước muối pha loãng
  • Bắp non: 50g
  • Hành tím: 1 củ lột vỏ và thái nhỏ
món ăn cho người bị tiểu đường
Nấm xào cải xanh với bắp non

Gia vị bao gồm: 1/3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và một ít dầu ăn.

Cách chế biến: Phi thơm hành tím với một ít dầu, cho nấm vào xào. Khi nấm chuyển màu chín, cho tiếp phần bắp non và rau cải xanh vào xào cùng. Nêm lại gia vị và tắt bếp.

  • Thịt heo xào hành tây

Công dụng : Món này giúp ích thận, hạ đường huyết, phù hợp với người bị tiểu đường có các triệu chứng nóng gan hoặc mắc kèm bệnh thận, bàng quang.

  • Nguyên liệu:
  • Hành tây: 2 củ lột vỏ và thái múi cau
  • Thịt nạc: 100g thái mỏng
  • Hành lá: lấy phần đầu rửa sạch và băm nhỏ

Gia vị bao gồm: 1 muỗng cà phê tương, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng canh dầu

Cách chế biến:

Phi thơm đầu hành với ít dầu nóng, sau đó cho thịt heo vào xào săn. Khi thịt chuyển săn, cho tiếp phần hành tây vào đảo đều. Nấu khoảng 3 phút, nêm nếm gia vị và tiếp tục đảo đều thêm lần nữa trước khi tắt bếp.

Hi vọng với bài viết Bệnh tiểu đường nên ăn gì sẽ hỗ trợ cho quý độc giả trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường. Mong rằng, người bệnh sẽ có được lựa chọn phù hợp với sức khỏe của mình để có được kết quả điều trị bệnh tốt nhất!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan